Trong những năm chiến tranh Cách mạng, người Pháp đã du nhập vào
nghệ thuật quân sự một chiến thuật mới khiến các viên tướng già cũng lúng
túng và chút nữa thì làm tiêu ma những nhà nước quân chủ xưa cũ của châu
Âu. Lần đầu tiên họ tiến hành hàng loạt công việc mà trước đó người ta
chưa coi là cần thiết trong chiến tranh. Họ yêu cầu binh lính phải có những
nỗ lực mới mà các quốc gia văn minh chưa bao giờ đòi hỏi ở binh lính của
họ. Người ta thấy các binh lính đó vừa chạy vừa làm mọi việc và không ngại
phơi mình trước hiểm nguy để đạt kết quả đã định.
Người Pháp hồi đó không đông người và không giàu bằng kẻ thù. Họ vô
cùng thiếu thốn nguồn lực. Thế mà họ luôn luôn thắng, cho tới khi bên kẻ
thù quyết định phải có cách bắt chước họ.
Người Mĩ cũng du nhập một chút gì đó tương tự vào thương mại. Người
Pháp thích làm những điều để có “chiến công”, còn người Mĩ thích làm mọi
điều gì để hạ giá thành.
Nhà hàng hải châu Âu phiêu lưu ra biển khơi một cách thận trọng. Ông ta
chỉ lên đường khi thời tiết thân thiện mời mọc. Nếu xảy ra một tai nạn bất
ngờ, ông ta trở lại cảng ngay, vào ban đêm hạ bớt buồm xuống, và khi thấy
đại dương sủi bọt trắng xoá xô vào đất liền, ông ta cho tàu chạy chậm lại và
nhìn mặt trời phỏng đoán thời tiết.
Người Mĩ coi thường những chuyện kĩ càng đó và xông pha trước hiểm
nguy. Bão táp còn đang gầm gào mà ông ta đã lên đường rồi. Đêm cũng như
ngày, ông ta giương các loại buồm cho căng hết cỡ. Con tàu mệt mỏi vì
phong ba có trục trặc gì thì vừa chạy vừa chữa, và khi sắp đến đích, ông ta
tiếp tục bay vào bờ như thể bến cảng đã ở trước mắt rồi.
Người Mĩ thường hay bị đắm tàu. Nhưng không có nhà viễn dương nào
vượt biển nhanh hơn người Mĩ. Làm mọi điều như mọi người nhưng với thời
gian ít hơn, nên nhà viễn dương Mĩ cũng có thể làm mọi điều ấy với ít chi
phí hơn.
Trước khi sắp kết thúc một chuyến đi dài ngày, nhà viễn dương châu Âu
cho rằng mình nên dừng chân nhiều lần. Ông ta tốn không biết bao nhiêu