Xã hội có vẻ yên ả, không phải vì đã ý thức được về sức mạnh và hạnh
phúc của mình, mà ngược lại, vì cảm thấy mình yếu đuối và què quặt. Xã
hội sợ bị chết nếu có một chút cố gắng: từng con người cảm nhận được cái
xấu xa mà không có lòng dũng cảm và năng lượng cần thiết để đi tìm cái tốt
đẹp hơn. Con người có những ước vọng, những tiếc nuối, những nỗi sầu và
những niềm vui chẳng tạo ra được chút gì rõ rệt, dài hơi, chúng y hệt như
những đam mê của người già chỉ dẫn đến sự bất lực.
Vậy là chúng ta đã trút bỏ những gì từ xưa có thể tỏ ra là tốt, mà lại chẳng
thu nhặt được từ hiện tại cái gì tỏ ra là hữu ích. Chúng ta đã tiêu diệt một xã
hội quý tộc trị, và hoan hỉ dừng chân giữa đống đổ nát của toà lâu đài xưa,
dường như chúng ta đang muốn cầm chân mình mãi mãi ở một chốn này.
Tình hình trong giới trí thức cũng không kém thương tâm.
Bị vướng bước tiến lên hoặc bị bỏ rơi không chỗ bấu víu giữa những đam
mê lộn xộn, nền dân trị ở Pháp đã lật nhào mọi thứ gì nó bắt gặp trên đường
và làm lung lay mọi thứ gì nó chưa tiêu diệt được. Ta chẳng hề thấy nền dân
trị đó dần dần chiếm lấy xã hội để yên ả tạo dựng cơ đồ ở đó. Nền dân trị ở
Pháp không ngừng tiến bước giữa những lộn xộn và những náo loạn của một
trận đánh.
Được kích động vì sự sục sôi của trận chiến, bị đẩy quá đà ra khỏi các
giới hạn tự nhiên của quan điểm riêng do các quan điểm và các chỗ quá trớn
của phe đối lập, thế là mất hút chẳng ai còn thấy ngay cả đối tượng mà mình
đeo đuổi và đều dùng một thứ ngôn ngữ thể hiện sai lạc những tình cảm thật
của mình cũng như các bản năng kín đáo của mình.
Từ đó mà có cái cảnh hỗn loạn khiến chúng ta bị buộc phải trở thành
chứng nhân.
Tôi hoài công đi tìm trong kí ức mà chẳng thấy có điều gì khêu gợi lên
nỗi đau và lòng thương cảm hơn những gì đang diễn ra ngay trước mắt
mình. Dường như ngày nay người ta đã cắt đứt mất cái mối dây liên hệ tự
nhiên gắn bó ý kiến với thị hiếu và gắn bó hành động với niềm tin. Mối
thiện cảm nổi bật muôn thuở giữa tình cảm và tư tưởng của con người hình