nhau; thân xác họ đụng chạm nhau không ngừng, song tâm hồn họ lại chẳng
hề hoà trộn; họ có công việc chung, song chẳng khi nào có lợi ích chung.
Tại các quốc gia dân chủ này, người đầy tớ bao giờ cũng tự coi mình như
là một kẻ qua đường trong ngôi nhà các ông chủ. Anh ta không biết đến tổ
tiên cha ông của nhà chủ và cũng chẳng nhìn thấy con cháu họ; anh ta chẳng
trông đợi ở đó chút gì bền lâu hết. Thế thì tại sao lại phải hoà trộn cuộc đời
mình với đời của họ, và tìm đâu ra cái sự từ bỏ bản thân mình lạ lùng đặc
biệt ấy chứ? Vị thế tương đối đã thay đổi; các mối quan hệ cũng phải thay
đổi thôi.
Tôi muốn đem những gì người Mĩ đã có để bảo vệ những nội dung trình
bày bên trên; nhưng tôi khó thể làm được điều đó mà lại không cẩn thận chỉ
ra những tên người và tên địa điểm.
Ở miền Nam Liên bang Hoa Kì, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại. Những điều
tôi trình bày bên trên không thể đem áp dụng vào miền này được.
Ở miền Bắc, phần lớn những người làm đầy tớ đều là những nô lệ đã
được trả tự do hoặc con cái họ. Trong đầu óc công chúng, những con người
này có một vị thế hai mặt: luật pháp cho họ ở trình độ cao ngang ông chủ
của họ, tập tục lại bướng bình đẩy lui họ đi khỏi trình độ ấy. Bản thân họ
không thấy rõ ràng đâu là vị trí của mình, và họ thường tỏ ra láo xược hoặc
đê tiện.
Nhưng cũng tại các tỉnh miền Bắc ấy, đặc biệt ở vùng New England, ta
bắt gặp khá đông người da trắng thuận tình tạm thời làm kẻ tôi tớ cho đồng
loại để có đồng lương. Tôi được nghe nói rằng những người làm tôi tớ này
hoàn thành nhiệm vụ theo thân phận đó một cách chính xác và thông minh,
và mặc dù một cách tự nhiên họ không coi mình là ở bậc thấp hơn kẻ chỉ
huy họ, song họ vẫn chịu phục tùng những người kia mà chẳng phải cố gắng
gì.
Tôi cảm thấy như thể được chứng kiến những con người đó chuyển vào
trong cảnh nô lệ một vài thói quen mạnh mẽ do độc lập và bình đẳng sinh ra.
Một khi họ lựa chọn một thân phận nặng nề, họ không gián tiếp tìm cách