NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 92

quốc Anh trong suốt thời kì trị vì của vua Charles Đệ nhất cứ mỗi năm lại
đầy những đàn ông giáo phái mới tới các bến bờ châu Mĩ. Tại Anh quốc, cái
nôi của Thanh giáo tiếp tục bị rơi vào tay các giai tầng trung lưu, và phần
lớn những người di cư sinh ra từ trong lòng các giai tầng trung lưu này. Dân
số New England gia tăng nhanh chóng, và trong khi ở bên tổ quốc xưa tính
chất thứ bậc vẫn còn phân hạng mọi con người, thì ở nơi khẩn địa mỗi ngày
lại một hiện ra rõ nét một xã hội mà mọi bộ phận đều thuần chất. Nền dân
trị, điều ở thời cổ đại con người không thể mơ tưởng nổi, sang thời kì xã hội
phong kiến cũ kĩ lại càng hoàn toàn tuột khỏi tay con người.

Hài lòng với việc cách li mọi mầm mống hỗn loạn và những yếu tố của

những cuộc cách mạng mới, chính phủ Anh không khó gì mà không nhận ra
ngay công cuộc di dân đông đúc này. Chính phủ dùng toàn quyền để tạo
thuận lợi cho nó, và dường như chẳng lo lắng mấy cho số phận những con
người sang đất Mĩ tìm chốn nương náu tránh các luật pháp ngặt nghèo của
nước Anh. có thể nói rằng chính phủ Anh đã coi miền đất New England như
một vùng phó mặc cho những giấc mơ của trí tưởng tượng và bỏ mặc đó cho
những thử nghiệm tự do của những con người sáng tạo.

Những khẩn địa của người Anh luôn luôn được hưởng nhiều tự do nội bộ

và nhiều độc lập chính trị hơn hẳn các khẩn địa của những di dân nước khác,
và đấy là một trong những nguyên nhân căn bản vì sao khẩn địa Anh lại
hưng thịnh. Nhưng cũng chẳng có nơi nào cái nguyên lí tự do đó lại được áp
dụng hoàn chỉnh đến như ở các bang của New England.

Khi đó, nói chung người ta chấp nhận là đất đai của Tân thế giới thuộc về

cái quốc gia Âu châu nào phát hiện chúng trước nhất.

Hầu khắp vùng dọc bờ biển Bắc Mĩ do đó trở thành tài sản của nước Anh

cho tới tận cuối thế kỉ thứ XVI. Những phương pháp chính phủ Anh đã dùng
để đưa dân tới ở các cơ ngơi mới đó có tính chất thật đa dạng. Có những khi
nhà vua cắt một khúc đất đai rồi giao cho một viên thống đốc do nhà vua
chọn, vị này chịu trách nhiệm cai quản đất nước nhân danh nhà vua và nhận
lệnh trực tiếp của nhà vua

[58]

; các nước châu Âu khác cũng dùng cách này

để lập nên hệ thống thuộc địa của họ. Có những trường hợp khác, nhà vua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.