nhượng cho một người hoặc một công ti quyền sở hữu những khúc lãnh thổ
nhất định ở đất Mĩ
. Tất cả các quyền hành dân sự và chính trị khi đó
được tập trung trong tay của một hoặc nhiều cá nhân, họ bán đất cát và họ
cai trị người dân dưới quyền thanh tra của nhà vua. Sau nữa, còn một
phương pháp là giao cho một số di dân nào đó cái quyền tạo lập thành tổ
chức chính trị, dưới sự đỡ đầu của tổ quốc cũ, và được tự cai trị trên mọi
phương diện nào không trái ngược với luật pháp của tổ quốc cũ.
Cách thức xây dựng thuộc địa này, khá ưu ái sự tự do, chỉ được thực thi
.
Ngay từ năm 1628, một pháp lệnh cùng loại này đã được vua Charles Đệ
nhất ban cho người di dân tới lập khẩn địa tại Massachusetts.
Nhưng nói chung pháp lệnh chỉ được cấp cho các khẩn địa vùng New
England rất lâu sau khi công cuộc sinh sống của họ trở thành một việc đã
rồi. Plymouth, Providence, New Haven, bang Connecticut và Rhode
Island
đều được thành lập mà không có bất kì sự trợ giúp nào từ phía tổ
quốc cũ. Những cư dân mới, không chối bỏ vị trí bề trên của bên lục địa
châu Âu, song vẫn không tìm ở đó nguồn quyền lực, mà họ tự tạo ra quyền
lực, và chỉ ba bốn chục năm sau, vào thời vua Charles II thì mới có một
pháp lệnh của nhà vua hợp thức hoá cuộc sống của họ.
Vì thế mà khi chúng ta xem xét những công trình lịch sử và lập pháp của
New England, đôi khi ta cũng khó mà nhận ra được mối dây liên hệ gắn bó
người di cư với đất nước của tổ tiên họ. Ta thấy họ từng lúc lại bày tỏ chủ
quyền của mình. Họ cắt cử các quan toà, họ tuyên chiến và hưu chiến, họ đặt
ra các quy chế cảnh sát, họ tự tạo ra luật pháp tựa hồ như họ chỉ phụ thuộc
vào riêng một đức Chúa Trời mà thôi
Không có gì đặc biệt hơn và đem lại những bài học toàn diện hơn là nhìn
vào công việc lập pháp thời đó. Chính trong công việc này ta sẽ tìm thấy cái
đại bí quyết xã hội mà Hoa Kì ngày nay trưng ra cho toàn thế giới được biết.
Trong số những công trình đồ sộ ấy, chúng ta đặc biệt nhận thấy một
trong những sản phẩm tiêu biểu hơn cả, ấy là bộ luật do cái bang