Làm sao người ta biết là họ thích nhau? Họ trò chuyện. Họ trao đối ý
kiến. Họ lắng nghe nhau. Và cuối cùng, một mối quan hệ hình thành. Quá
trình xây dựng quan hệ với khách hàng cũng không khác. Nếu chủ ý của tổ
chức bạn đi xa hơn là chỉ làm cái việc bán sản phẩm hay dịch vụ, và đủ
dũng khí để phơi bày tâm tư của mình, người ta sẽ đáp lại. Họ sẽ kết nối.
Họ sẽ mến bạn. Họ sẽ trò chuyện. Và họ sẽ mua.
Một cuộc khảo sát những bậc phụ huynh đang chuẩn bị cho mùa mua
sắm dịp tựu trường năm 2010
phát hiện có 30% số người cho là mạng xã
hội sẽ tác động đến việc mua sắm của họ; một khảo sát khác, được thực
hiện vào đầu tháng 12 năm 2009
, cho thấy có 28% cho biết quyết định sắm
sửa của họ chịu tác động của mạng xã hội, 6% thừa nhận bị ảnh hưởng bởi
dòng “status”
nhận xét về một sản phẩm trên Facebook của người bạn và
3% bị ảnh hưởng bởi “tweet”
của bạn mình. Vào lúc bạn đọc cuốn sách
này, tỷ lệ sẽ còn cao hơn nhiều. Càng ngày, người ta càng có khuynh hướng
dựa vào những điều họ thấy trao đổi trên các kênh truyền thông xã hội để có
những quyết định kinh doanh và tiêu dùng. Vấn đế là, người ta không trò
chuyện về những điều họ không quan tâm. Do đó việc làm họ quan tâm là
tùy ở bạn, nghĩa là bạn phải quan tâm trước.
* * *
Hồi tôi mới bắt đầu chơi Twitter; không ai biết đến tên tuổi của tôi;
không ai biết tôi là ai. Để xây dựng thương hiệu của mình, tôi bắt đẩu
chuyện trò xoay quanh những gì tôi quan tâm nồng nhiệt: rượu. Tôi
dùng Search.Twitter (hồi đó gọi là Summize.com) để tìm những
'mention' (bàn luận trên Twitter) về rượu Chardonnay. Tôi thấy mọi
người đặt câu hỏi, thế là tôi trả lời. Tôi không đăng liên kết lên
WineLibrary.com và nói rằng mình bán Chardonnay. Nếu người ta
nói họ đang uống Merlot, tôi sẽ cho lời khuyên về Merlot, nhưng tôi
không đề cập rằng họ có thể mua Merlot trên trang web của tôi. Tôi
không cố tiếp cận quá sớm, như kiểu một anh chàng mười chín tuổi