Tôi thích truyền hình
Chỉ để làm rõ thật rõ: tôi là một người hâm mộ phương tiện truyền thông
truyền thống; tôi chỉ có vấn đề với công tác sáng tạo và giá cả. Tôi thấy
người ta đang xuất bản trên ấn phẩm, radio, và truyền hình những thứ khiến
tôi ngờ rằng họ không tận dụng hết khả năng sáng tạo. Và, do những thay
đổi ồ ạt trong lực lượng khán giả xem truyền hình, tôi không nghĩ rằng
mình phải trả tiền cho phương tiện truyền thông đại chúng này như thể giờ
vẫn còn là năm 1994 và radio, truyền hình, và ấn phẩm là những phương
tiện duy nhất thu hút sự chú ý của con người.
Khảo sát và phiếu thăm dò khách hàng
Khi bạn yêu cầu người tiêu dùng điền phiếu khảo sát hoặc phiếu nhận
xét, thì bạn đã tác động đến câu trả lời mà bạn sẽ nhận được. Người ta lọc
ra đáp án ngay khi được hỏi ý kiến. Có lẽ họ sợ có người bị đuổi việc. Có lẽ
họ muốn ra vẻ thông minh. Có lẽ họ không muốn làm tổn thương người đặt
câu hỏi. Có lẽ họ xấu tính. Nhưng trên truyền thông xã hội, những cuộc trò
chuyện, phản ứng, và ý kiến của mọi người lại không bị gạn lọc. Đó là mỏ
vàng thông tin cho thương hiệu nào đủ dũng cảm tìm kiếm.
“Đa số thương hiệu vẫn không có mặt trên Twitter”
Trong lúc tôi đang viết cuốn sách này, Ad Age đã xuất bản một bài viết
với nhan đề “Most Brands Still Irrelevant on Twitter: Marketers Are
Certainly Tweeting, but Users Are Barely Listening”
(tạm dịch: “Đa số
thương hiệu vẫn không có mặt trên Twitter: Những người làm tiếp thị chắc
chắn có chơi Twitter, nhưng người dùng chỉ có nghe mà thôi”). Có lẽ sẽ có
người trong công ty bạn gửi bài viết này đi khắp nơi và bảo, “Thấy chưa, tôi
đã đúng khi quả quyết rằng chúng ta không nên phí thời gian trên Twitter”.
Tôi muốn chỉ ra một vài điều về bài báo này:
1. Thật ra bài báo giải thích vấn đề: “Mặc dù những nhà tiếp thị như
Dell, Comcast, Ford và Starbucks thỉnh thoảng có tham gia Twitter một