ơn phát huy toàn lực từ hồi chúng tôi mới bắt đầu!) Chúng ta sẽ bàn về điều
nên làm khi mọi người đưa ra những đòi hỏi phi lý sau, nhưng đa phần, loại
hình dịch vụ mà mọi người đang học cách trông đợi không kinh khủng như
vậy; chẳng qua là các công ty chưa quen với việc phải cung cấp nó.
Giờ đây, người ta trông đợi bạn quan tâm đến họ. Không chỉ vậy, họ còn
trông đợi bạn chứng tỏ điều đó. Và cách duy nhất để chứng tỏ là lắng nghe,
gắn bó, trao cho họ điều họ muốn khi có thể, và, khi bạn không thể, hãy cho
họ một lời giải thích chân thật. Họ chỉ muốn được lắng nghe và được xem
trọng. Thế thôi.
Hứa hẹn không phải là cụm từ hai chữ
Đòi hỏi quá cao ư? Ừ. Rất nhiều việc ư? Hừm, phải. Nhưng các công ty
không còn sự lựa chọn. Tôi biết đối với nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp,
đầu tư vào “hứa hẹn” cũng giống như ăn một miệng đầy kẹo bông gòn –
nếm thì ngọt, nhưng chẳng để lại gì. Tuy nhiên, tôi sẽ chỉ cho thấy phân bổ
nguổn lực để hoàn thiện chiến lược truyền thông xã hội chẳng rủi ro gì hơn
so với việc gào lên “Mua hàng của tôi đi!” trên truyền hình, đài phát thanh,
trong ấn phẩm, hoặc trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời. Sau đó
chúng ta sẽ tập trung vào điều cần phải có đối với bất kỳ công ty nào, dù là
lớn hay nhỏ, B2B hay B2C
, độc đáo hay phổ biến, để sử dụng truyền
thông xã hội một cách chính xác nhằm xây dựng những mối quan hệ cá
nhân hóa. Nếu bạn đã thử nghiệm truyền thông xã hội và thấy nó không
hiệu quả, thì chỉ có thể có hai nguyên nhân: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
chẳng ngon lành gì, hoặc bạn đang làm sai. Chúng tôi sẽ giả dụ vấn đề của
bạn nằm ở nguyên nhân thứ hai.
***
Nếu thương hiệu hay sản phẩm của bạn có bất kỳ thiếu sót gì, chúng
sẽ bị bóc trần một khi bạn bắt đầu làm truyền thông xã hội một cách