NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 49

Bước thứ hai của Bát Chánh Ðạo nằm trong nhóm phát triển tinh thần

là Chánh Niệm. Chánh Niệm rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của
chúng ta. Theo lời dạy về Chánh Niệm này, chúng tôi dám mạnh dạn nói
rằng tất cả giáo lý của đạo Phật, có thể giải nghĩa, có thể đem thí dụ với tất
cả hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày rất quen thuộc với chúng ta. Tóm
lại, nếu nghe lời Phật dạy, ta sẽ tìm thấy Ngài lúc nào cũng dùng các thí dụ
rất quen thuộc với người nghe khi Ngài dạy Pháp. Nơi đây cũng thế, về
Chánh Niệm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn vào sự quan trọng của Chánh
Niệm trong đời sống thế tục hàng ngày. Chánh Niệm là tỉnh thức hay chú
tâm lưu ý, tránh tình trạng tinh thần rối loạn hay phiền muộn. Sẽ có ít tai
nạn nếu mọi người đều chú tâm lưu ý. Cho nên dù ta lái xe, băng qua một
con đường nhiều xe cộ, tính toán, bất cứ làm việc gì, nhiệm vụ sẽ được thi
hành có hiệu quả nếu ta lưu tâm và chú ý. Hiệu quả và năng xuất tăng gia
và sẽ giảm thiểu số tai nạn xẩy ra vì vô ý, vì không tỉnh thức.

Ðặc biệt, về việc thực hành Pháp, Chánh Niệm tác động như một giây

cương trên tâm ý. Ðiều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn tâm ý hoạt động
bình thường, chúng ta cần phải có một giây cương để kiềm chế nó. Vừa
qua, có một cơn gió lốc mạnh, đã làm cửa sổ bên trái đóng sập lại. Chắc
chắn tất cả tâm ý của chúng ta đều tập trung vào âm thanh này. Tương tự,
vào hầu hết bất cứ giây phút nào, trong đời tâm ý chúng ta đều chạy theo
đối tượng của cảm giác. Tâm ý không bao giờ tập trung hay đứng nguyên
một chỗ cả. Ðối tượng của cảm giác có thể nghe thấy hay nhìn thấy. Trong
khi bạn đang lái xe trên đường phố, mắt bạn bị thu hút bởi một quảng cáo
hấp dẫn, tâm ý bạn bị lôi cuốn vào cái quảng cáo ấy. Khi bạn ngửi thấy mùi
nước hoa của một người nào đó, tâm ý bạn dính mắc với đối tượng đó. Tất
cả những thứ trên là nguyên nhân của lãng trí. Cho nên để kiểm soát, giảm
thiểu lãng trí, chúng ta cần có một loại canh giữ che chở tâm ý khỏi bị dính
mắc vào các đối tượng của cảm giác, vào những tư tưởng bất thiện. Việc
canh chừng đó là Chánh Niệm. Ðức Phật, một lần kể một câu chuyện về hai
diễn viên nhào lén - một thầy và một tập sự. Vào một dịp nào đó, ông thầy
nói với trò: "Con che chở cho Thầy và Thầy sẽ che chở cho con. Như vậy
chúng ta sẽ an toàn thi triển các màn trình diễn." Nhưng trò đáp: "Không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.