11
BÀI X - LÝ NHÂN DUYÊN
T
rong bài giảng thứ mười này, chúng tôi sẽ đề cập đến một chủ đề vô
cùng quan trong trong phần nghiên cứu Phật học và đó là thuyết duyên khởi
(còn được gọi là Lý Nhân Duyên hay Duyên Sinh). Chúng tôi biết có một
số người tin rằng Lý Nhân Duyên là một chủ đề rất khó và chúng tôi thiết
nghĩ điều đó đúng. Thực vậy, có lần Ngài A Nan cho rằng mặc dù Lý Nhân
Duyên có vẻ khó khăn, nhưng thật ra giáo lý này rất đơn giản, và Ngài A
Nam bị Ðức Phật quở về nhận xét này. Ðức Phật nói rằng giáo lý về Lý
Nhân Duyên rất thâm sâu. Ðúng vậy, khi giảng về Lý Nhân Duyên, chúng
ta thấy rằng giáo lý này là một giáo lý rất quan trọng và sâu xa nhất trong
Phật Giáo. Vì vậy, chúng tôi cũng cảm thấy e ngại không bao quát được Lý
Nhân Duyên đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên về từ ngữ, Lý Nhân Duyên
đâu có khó khăn. Sau hết, chúng ta đều biết nhân là gì và duyên là gì, sinh
cái gì, duyên hay những phương tiện phát sinh. Chỉ khi nào nghiên cứu
chức năng và cách áp dụng Lý Nhân Duyên chúng ta mới thấy nhận định
trên trong lời của Ðức Phật. Ðức Phật thường dạy rằng Ngài giác ngộ là
nhờ hai đường: Hoặc hiểu rõ Tứ Diệu Ðế hay am tường Lý Nhân Duyên.
Lại nữa, điều Ðức Phật thường nói là muốn đạt giác ngộ, chúng ta phải hiểu
rõ Tứ Diệu Ðế hoặc Lý Nhân Duyên.
Căn cứ theo những lời tuyên bố của Ðức Phật, chúng ta thấy có sự
tương quan rất gần gủi giữa Tứ Diệu Ðế và Lý Nhân Duyên. Tứ Diệu Ðế
và Lý Nhân Duyên cùng có những gì tương đồng? Trên nguyên tắc cả hai
đều có sự tương đồng về nguyên tắc nhân quả hay hành động và hậu quả.
Trong một bài giảng trước đây, chúng ta có nói đến Tứ Diệu Ðế được chia
làm hai nhóm; nhóm thứ nhất gồm khổ và nguyên nhân của khổ, và nhóm