trình tiến hóa của kiếp hiện tại. Hai thành phần cuối cùng sinh và lão tử
thuộc kiếp vị lai. Theo hệ thống này, chúng ta có thấy mười hai thành phần
của Lý Nhân Duyên được phân phối trên ba kiếp như thế nào và hai nhân-
duyên đầu, vô minh và hành, đưa đến kết quả với cá tính tâm vật lý ra sao,
và những hành động thi hành trong kiếp sống hiện tại đưa đến việc tái sinh
trong kiếp sau như thế nào. Ðó là đường lối phổ thông và tin cậy được
trong việc giải thích 12 nhân-duyên này.
Nhưng hôm nay chúng tôi nhắm vào một lối giải thích khác về sự liên
hệ giữa mười hai nhân-duyên của Lý Nhân Duyên. Lối giải thích này có thể
tin cậy được và đã được sự tán đồng của các thầy tổ và các vị đắc thánh
quả. Lối giải thích này có thể gọi là lối giải thích theo vòng tuần hoàn vì
không căn cứ trên việc chi phối mười hai nhân-duyên trong ba kiếp. Lối
này chia mười hai nhân-duyên thành ba nhóm là ô trược, nghiệp (hành
động) và khổ đau. Lối giải thích này có lợi là không căn cứ vào việc phân
phối tạm thời giữa ba kiếp.
Theo hệ thống này, vô minh, ái và thủ thuộc nhóm ô trược. Hành và
hữu thuộc nhóm hành động (nghiệp). Bẩy thành phần còn lại là thức, danh
sắc, lục nhập, xúc, thọ, sinh và lão tử, thuộc nhóm khổ đau. Qua lối giải
thích trên chúng ta thấy cái nghĩa của Tứ Diệu Ðế nhất là Ðế Thứ Hai:
Nguyên nhân khổ đau, kết hợp với giáo lý nghiệp và tái sinh; và hai giáo lý
ấy quan trọng như thế nào để giải thích trọn vẹn vấn đề tái sinh và nguyên
nhân của khổ đau.
Quý Vị có thể nhớ lại trong Tứ Diệu Ðế, chúng ta nói vô minh, tham
dục và sân hận là nguyên nhân của khổ đau. Nếu ta nhìn vào ba thành phần
của Lý Nhân Duyên trong nhóm ô trược chúng ta thấy vô minh, ái và thủ.
Vô minh là căn bản nhất. Vì vô minh mà chúng ta khao khát lạc thú của
giác quan để được tồn tại và không tồn tại. Cũng vậy vì vô minh chúng ta
níu (Thủ) vào lạc thú của giác quan, vào hưởng thụ, và vào những ý tưởng
và quan trọng nhất là bám níu vào ý tưởng về một cái Ta độc lập và thường
còn. Do đó, vô minh, ái và thủ là nguyên nhân của hành động.
Hai thành phần trong nhóm nhóm hành động là hành và hữu. Hành
bao hàm những dấu ấn hay thói quen mà chúng ta tạo trong dòng tâm thức -