NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 78

thứ hai là chấm dứt khổ và con đường đi đến việc chấm dứt khổ. Trong cả
hai nhóm này, luật nhân quả chi phối sự tương quan của hai nhóm. Nói một
cách khác, khổ là hiệu quả của nguyên nhân khổ, và tương tự như vậy,
chấm dứt khổ là hiệu quả của con đường đi đến chấm dứt khổ. Lý Nhân
Duyên cũng vậy, nguyên tắc căn bản của nó là nguyên nhân và hiệu quả.

Trong Lý Nhân Duyên chúng ta có nhiều chi tiết hơn trong tiến trình

gây một nguyên nhân.Chúng ta hãy lấy một vài thí dụ nói lên tính chất của
Lý Nhân Duyên. Trước hết chúng ta hãy lấy thí dụ của Ðức Phật sử dụng.
Ngài nói ngọn lửa của ngọn đèn dầu cháy là do dầu và tim đèn (bấc đèn)
Khi có dầu và tim đèn, ngọn lửa của đèn cháy. Nếu hai thứ trên không có
thì đèn tắt. Thí dụ trên đây tiêu biểu cho nguyên tắc của Lý Nhân Duyên về
phương diện ngọn lửa của cái đèn. Chúng ta hãy lấy thí dụ một cái mầm.
Mầm đó nẩy ní tùy theo hạt giống, đất, nước, không khí và ánh sáng mặt
trời. Thật ra có rất nhiều thí dụ của Lý Nhân Duyên vì lẽ không có một hiện
tượng nào lại không tác dụng đến Lý Nhân Duyên. Tất cả những hiện
tượng ấy phát sinh tùy thuộc vào một số yếu tố của nguyên nhân. Ðiều đơn
giản, đó là nguyên tắc của Lý Nhân Duyên. Ðặc biệt, chúng ta chú trọng
đến nguyên tắc của Lý Nhân Duyên được áp dụng vào vấn đề khổ và tái
sinh. Chúng ta chú ý đến việc Lý nhân Duyên giải thích sự có mặt của
chúng ta ở nơi này. Trong ý nghĩa ấy, điều quan trọng là nhớ rằng Lý Nhân
Duyên là giáo lý cần thiết và chủ yếu liên quan đến vấn đề khổ đau và làm
thế nào để giải thoát khỏi khổ đau, chứ không phải là việc mô tả sự tiến hóa
của Vũ Trụ.

Chúng tôi xin liệt kê mười hai thành phần hay nhân-duyên tạo thành

Lý Nhân Duyên: Chúng là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc,
thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

Có hai cách chính mà ta có thể hiểu được 12 thành phần cấu tạo

(nhân-duyên) này. Một là hiểu chúng theo thứ tú, trong ba kiếp: quá khứ,
hiện tại và vị lai. Trong trường hợp này, vô minh và hành thuộc về quá khứ.
Chúng tượng trưng cho những điều kiện tạo ra kiếp sống này. Những thành
phần theo sau là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu thuộc về
kiếp sống này. Tóm lại, tám thành phần (nhân-duyên) này tạo thành tiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.