NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 82

giảng trước đây, khi đề cập đến Trung Ðạo, ta chỉ hạn chế trong ý nghĩa căn
bản mà thôi. Theo đó, con đường Trung Ðạo là để tránh cái cực đoan
hưởng thụ khoái lạc cho cảm giác và cái cực đoan tự hành xác. Trong phạm
vi ấy, Trung Ðạo đồng nghĩa với điều độ. Trong phạm vi Lý Nhân Duyên,
Trung Ðạo có ý nghĩa liên hệ với ý nghĩa trên nhưng sâu xa hơn. Trong
phạm vi này, Trung Ðạo có nghĩa là tránh cái cực đoan của chủ nghĩa bất
diệt (thường kiến) và chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến).

Như vậy là sao? Ngọn lửa của cây đèn dầu cháy được là do dầu và tim

đèn. Một trong hai thứ đó không có, đèn sẽ tắt. Cho nên, ngọn lửa chẳng
phải thường còn và cũng chẳng phải độc lập. Cũng vậy, cá tính của chúng
ta tùy thuộc sự khế hợp của ô trược và hành động. Nó không thường còn và
cũng chẳng độc lập.

Ý thức được tính chất duyên hợp của cá tính của chúng ta, chúng ta

tránh được cái cực đoan của chủ nghĩa bất diệt (thường kiến), và tránh được
việc xác nhận cái Ta là độc lập và thường còn. Khi ý thức được cá tính đó,
chúng ta thấy rằng cuộc sống này không phải đột nhiên hay may mắn mà
có, mà là nó chịu điều kiện bởi các nguyên nhân tương úng tạo nên. Chúng
ta tránh chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến) là chủ nghĩa phủ nhận sự liên hệ gióa
hành động và hậu quả của nó. Trong khi chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến),
nguyên nhân đầu tiên của tái sinh trong khổ cảnh cần phải loại bá, chủ
nghĩa bất diệt (thường kiến) cũng không đưa đến giải thoát. Những ai bám
cứng vào chủ nghĩa bất diệt (thường kiến), làm những điều thiện, và tái
sinh vào các nơi sung sướng như làm người hay chư thiên, nhưng không
bao giờ đạt được giải thoát.

Tránh hai điều cực đoan này, hiểu rõ Trung Ðạo, chúng ta có thể đạt

hạnh phúc ngay trong đời này, và đời sau bằng cách làm các điều thiện
tránh các điều dù, cuối cùng chúng ta đạt được giải thoát.

Ðức Phật đã soạn thảo giáo lý của Ngài với vô vàn thận trọng. Ðôi khi

giáo lý của Ngài giống như cách đối xử của một con hùm cái với con nó.
Khi con hùm cái lấy hàm răng để ngoạm vào con nó để mang đi, nó hết sức
thận trọng làm sao cho miếng ngoạm không chặt quá hay láng quá. Nếu
ngoạm vào cổ con nó sâu quá, nó sẽ làm con nó bị thương hay chết. Nếu nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.