mau lẹ, khâu áo, khâu quần với mũi kim đều đặn, với đường chỉ ngay
thẳng trong một thời gian nhanh chóng nhất, hoặc những cô gái đưa thoi
dệt tấm lụa tấm vải mịn màng v.v...
Sự đề cao những công việc thủ công nội trợ này thực hiện trong những
buổi Hội Xuân dân tộc, với sự chứng kiến hầu như của toàn thể dân xã,
và của rất đông khách thập phương từ các làng lân cận hoặc có khi từ
những nơi xa xôi tới xem hội.
Hội hè dân tộc
Nói tới hội xuân dân tộc chúng ta phải trở lại từ thời kỳ trước 1945, cái
thời mà phong tục tập quán của dân ta chưa chịu nhiều sự biến đổi phũ
phàng trước áp lực của thời cuộc, hay ít nhất cũng từ đầu năm Ất Dậu
(1945) trở về trước. Thời đó với những sinh hoạt cổ truyền theo tổ chức
xã hội, trong một nếp sống nông nghiệp của tiền nhân, chúng ta có
những phong tục tập quán biểu lộ dân tộc tính Việt Nam với những cái
hay cái đẹp, trong số đó có những Hội hè đình đám, đã được nhiều thi
gia văn sĩ nhắc nhở tới:
Mùa thu có những hội làng
Có cây đu buổi xuân sang dập dìu
(Bàng Bá Lân)
Những Hội hè đình đám này đã chứng tỏ ý niệm thiêng liêng tôn giáo
của người dân qua nghi lễ, đã nêu cao lòng biết ơn của người dân với các
bậc anh hùng đất nước cũng như với chư vị thần linh được dân xã tôn
thờ, lại còn là những dịp để người dân ôn lại lễ nghi, nhớ lại phong tục.
Ngoài ra đây cũng là những dịp để thắt chặt thêm tình thân ái giữa dân
làng, có khi giữa dân các làng lân cận bởi những sự giao hảo đi lại qua
tục lệ hoặc qua sự góp mừng chia vui.