NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 169

167

Diện hình và Tổ chức

nhân, nhưng những người phúc đức làm việc tốt cũng thường có
vè. Tôi không nhớ rõ để chép ra đây nguyên văn một bài vè nào
về loại nói tốt này nhưng tôi còn nhớ vào một năm mất mùa,
làng tôi có bà cả Hảo bỏ gạo ra nấu cháo giúp đỡ người nghèo
trong làng đã có bài vè khen, trong đó có hai câu:

Miếng khi đói, gói khi no,

Cháo hoa bà cảm thơm tho nức làng!

Vì sợ những bài vè, vì sợ mang tiếng với làng nước, nên dân

các làng quê thường trọng đạo đức và số người xấu, tuy có, song
nhiều khi chính kẻ xấu vẫn phải giấu giếm những tính xấu của
mình, và tìm cách cố làm tốt để điều tốt khả dĩ che nổi điều
xấu. Do đó trong sinh hoạt hàng ngày, tình thương thân tương
trợ này chính là kết tinh của nền luân lý đạo đức đã thấm sâu
vào đời sống của mọi người.

SiNh hoạt CộNg ĐồNg

người Việt nam đồng quê có một tinh thần hòa đồng hết sức

rộng rãi, và chính cái tinh thần hòa đồng này đã là sức mạnh của
dân tộc Việt nam trong suốt mấy nghìn năm từ khi lập quốc, có
hòa đồng mới có đoàn kết, có đoàn kết mới thành sức mạnh, và
có sức mạnh mới có ý chí tự cường bất khuất.

Tinh thần hòa đồng giữa dân làng rất bền chặt và rất nẩy nở,

đến độ đối với nhau luôn luôn có sự thân ái khoan dung, và do
đó, trong những tổ chức chung, người dân quê sẵn sàng gánh
vác phần mình được làng giao phó, dù đôi khi có nhận thấy
phần gách vác hơi quá nặng so với khả năng của mình và hơi
chênh lệch so với phần gánh vác của người khác. Họ không cho
đấy là một sự bất công, mà họ nghĩ rằng lần này họ phải gánh
vác nhiều, lần sau sẽ đến lượt người khác, hoặc giả hơn thế, họ
nghĩ, việc làng là việc chung, càng tham gia nhiều, sự ích lợi

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.