NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 172

Làng xóm Việt Nam

170

nhiều phần mang về cho con cháu. Tục ngữ ta có câu một miếng
việc làng bằng một sàng xó bếp

để chứng tỏ cái giá trị của nắm

phần việc làng. Đây không phải là vấn đề tham ăn tham uống,
nhưng thừa hưởng lộc thánh được miếng phần việc làng là một
sự khước, còn miếng ăn trong xó bếp đã thường, ví sao được với
miếng phần việc làng. Tôn trọng miếng phần việc làng chính
là tôn trọng vị thành hoàng cai quản trong làng, vì đây là thừa
hưởng một miếng phần ngài đã hưởng.

Vấn đề ngôi thứ trong chốn đình trung thường lệ làng ấn định.

Theo Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hóa sử cương”, ngôi
thứ này, vào năm Tự Đức thứ 14 có định:

“Văn từ nhất phẩm trở lên, ấm sinh, giám sinh và tú tài xuất

thân mà được bát, cửu phẩm; võ từ suất đội trở lên, khoa mục
từ cử nhân trở lên, thì ngòi gian giữa đình. hương lão 70 tuổi
trở lên, võ thất phẩm đội trưởng, văn bát, cửu phẩm tá tạp

(1)

bát,

cửu phẩm, thiên, bách hộ, chánh tổng, ấm sinh, giám sinh, tú
tài, viên tử, thiên, bách hộ nạp quyên, miễn sai, miễn giao đều
ngồi gian tả. Phẩm trật đồng nhau thì ai hơn tuổi ngồi trên. lý
trưởng hương chức cùng dân làng thì ngồi ở gian hữu, lấy tuổi
làm thứ tự. Ở những làng theo lệ thiên tước thì ngôi thứ dựa
theo thứ tự ở trong sổ hương ẩm”.

Định vị ngôi thứ đã rõ ràng bởi phép vua, nhưng phép vua

thường được linh động thay đổi tùy theo lệ làng. ngôi thứ đã
có, mỗi khi có việc hội tụ ăn uống, cứ theo lệ hương ẩm, chỗ
ai ở đâu, ngồi vào nơi đó. như trên đã nói, lấn chỗ bị phạt vạ,
và lệ phạt này gọi là vọng thăng thứ.

Không cứ riêng ở đình, tại các tư gia khi có việc hiếu hỷ mời

tới dân làng, ngôi thứ cũng vẫn được giữ, và gian giữa nhà vẫn

1. Không phải khoa mục và ấm sinh, giám sinh xuất thân. (Chú thích của Đào

Duy Anh).

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.