NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 146

146

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

người sẽ tán thưởng, và các cậu con trai sẽ kén chọn, về xin phép cha mẹ
cưới làm vợ chính thức.

Ngày nay không còn Tết Hàn Thực, nhưng với tháng Ba, mùa trôi nước

vẫn xuất hiện và người ta vẫn thấy các bà, các cô đi bán bánh trôi, bánh chay
ở vùng nông thôn miền Bắc.

Phần V: TẾT THANH MINH

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và được người phương
Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến với chúng ta 45 ngày
sau ngày Lập Xuân.

o

Thanh minh là gì?

Theo đúng nghĩa đen, Thanh là khí trong, còn Minh là sáng sủa. Thanh Minh
là khí trong trẻo và sáng sủa.

Khi tiết Xuân Phân qua, tiết Xuân Phân đến trước tiết Thanh Minh, những
mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, khí trời trong trẻo
và cảnh trời sáng sủa. Người xưa đã mượn cảnh đất trời mà đặt tên cho đệ
ngũ tiết khí trong năm, do đó có tên gọi tiết Thanh Minh để ghi lấy thời gian
trong đẹp nhất của năm. Tiết này thường bắt đầu trong tháng Ba hoặc muộn
lắm là đầu tháng Tư âm lịch tùy từng năm.

o

Tết thanh minh

Như trên đã nói, tiết Thanh Minh được coi là một lễ tiết, tức là một ngày Tết
có cúng lễ. Nhân ngày Thanh Minh tới, người Á Đông, nhất là Trung Hoa và
Việt Nam có tục ăn tết Thanh Minh.

Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì tục Tàu nhân hôm ấy giai
nhân tài tử đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh.

Người Việt Nam ta tuy không hoàn toàn ăn Tết Thanh Minh như người Tàu,
nhưng cũng nhân ngày Tết này rủ nhau đi viếng mộ gia tiên, và cũng làm lễ
cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Hội Đạp Thanh

Đạp Thanh nghĩa là giày xéo lên cỏ xanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.