23
Tiết tháo một thời
vỡ lòng, hoặc những cậu bé lớn hơn nghiêm trang đọc từng
bài trong Tứ thư Ngũ kinh.
Nhân sinh bách nghệ
Văn học vi tiên
Nho sĩ thị trân
Thi thư thị bảo...
Minh đạo gia huấn.
Người ta trăm nghệ tùy thân
Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên
Thị thư là báu rõi truyền
Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay
(lời dịch của P.N. Khuê)
“Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc
hành chi. Hữu phất học, học chi phất năng phất thố dã; hữu
phất vấn, vấn chi phất tri, phất thố dã...”.
“Học cho rộng, hỏi cho rõ, nghĩ cho kỹ, phân biệt cho
ranh, dốc lòng mà làm. Có điều không học, nhưng đã học
mà không biết rõ không chịu bỏ; có điều không hỏi, nhưng
đã hỏi mà không biết rõ không chịu bỏ...”.
Trung Dung
Nhưng thời kỳ phồn thịnh ấy không lâu. Chữ Hán ngày
một ít dùng, người ta đua nhau đi học chữ Tây. Rồi trường
phủ mở lớn. Học trò theo học được phát giấy bút, và thỉnh
thoảng lại còn được phần thưởng.
Trẻ con làng Xuân Mỹ cũng như trẻ con hàng phủ đua nhau
bỏ chữ nho đi học quốc ngữ. Lớp học các ông đồ ngày một
vắng, rồi dần dần không còn mấy đứa nữa. Thoạt tiên ông
Khóa Sơn đóng cửa lớp. Học trò ông còn mấy đứa chuyển