29
Tiết tháo một thời
bị Tây bắt giết với ông Đề Thường, còn các đồng chí thì tan
nát mỗi người một nơi. Ông lại quay về làm dân!”
Ông tôi nói, tôi nghe, nhưng sự thật tôi không hiểu hết
những lời ông tôi nói, ông tôi tiếp: “Cháu trông thanh gươm
có sắc không? Đáng lẽ ông lau những vết máu rỉ này đi,
nhưng ông muốn lưu lại để giữ mùi hôi tanh, biết đâu có
dịp thức tỉnh những bọn vong ân bội nghĩa khác. Ngày nay
ông già, ông không hay múa kiếm, chứ thuở xưa, chẳng
đêm nào ông không luyện võ ở ngoài vườn. Vả lại thanh
kiếm này, ông phải giấu kỹ, không chúng nó khám thấy
cũng lôi thôi”.
Tôi băn khoăn không hiểu vì sao có kiếm trong nhà lại
cần phải giấu, và ông tôi sợ ai khám xét. Mặc tôi vẩn vơ
nghĩ ngợi, ông tôi nói: “Thanh kiếm này nó là bảo vật của
gia đình họ ngoại cháu. Ông sẽ truyền lại cho cậu cháu”. Nói
đến đây ông tôi cau mày, rồi tức tối nói: “Nhưng cậu cháu
chúng nó còn bắt đi, không biết bao giờ mới về, mà chẳng
hiểu có sống để về hay không. Nếu cậu cháu không về, ông
vẫn phải lựa người mới dám giao kiếm. Cháu không rõ chứ,
một thanh bảo kiếm, phải đâu là ai cũng giữ nổi. Chẳng có
người xứng đáng, ông lại đành đào sâu chôn chặt, để lưu lại
cho hậu thế mai sau. Thanh kiếm này tốt, bọc kỹ, chôn xuống
đất dù mấy trăm năm cũng không hư”.
Rồi ông tôi kể truyện Trương Lương thủa xưa bán kiếm
cho Hàn Tín.
Ông tôi nói: “Ngày xưa, Trương Lương vâng lệnh Hán Cao
Tổ đi tìm một vị Nguyên Nhung bình Sở. Khi đến chợ Hàm
Dương, gặp Hàn Tín, Lương theo về nhà, xin vào yết kiến.
Lương nói: “Chúng tôi có ba thanh bảo kiếm, thực là của
hiếm có trong đời, ai đáng dâng thì dâng, không đáng dâng
đem ra rao giá. Bấy lâu tôi đi tìm anh hùng hào kiệt khắp cả
thiên hạ, trước xem tướng người, sau sẽ dâng kiếm. Hiện hai