NẾP CŨ - TIẾT THÁO MỘT THỜI - Trang 32

31

Tiết tháo một thời

Chẳng lẽ báu vàng lưu lạc mãi

Anh tài ai kẻ xứng kỳ trân?”

Hàn Tín bình nhật rất thích kiếm, nay lại gặp kiếm báu,

lấy làm ưng ý lắm, bèn hỏi Trương Lương:

“Tiên sinh có ba thanh kiếm báu, chẳng hay hai thanh gươm

kia tiên sinh đã bán cho ai?”

Trương Lương đáp: “Chúng tôi đã thưa với tướng quân, là

bán kiếm, chúng tôi xem tướng người trước, mới giở đến kiếm

sau: gặp người biết, chúng tôi chỉ xin dâng không, không dám

nói đến giá đắt rẻ. Nay biết tướng quân là bậc hào kiệt, tôi mới

đem kiếm lại đây. Tôi chỉ mừng cho bảo kiếm đã gặp chủ.”

- Đa tạ tiên sinh, Tín này đâu dám tự nhận là hào kiệt.

- Xin tướng quân hiểu cho, tướng quân không phải là hào

kiệt đâu tôi dám mang kiếm lại đây.

Trương Lương kể cho Hàn Tín về ba thanh bảo kiếm. Một

thanh là Thiên Tử kiếm, một thanh là Tể Tướng kiếm, còn một

thanh là Nguyên Nhung kiếm. Thiên Tử kiếm có tên riêng là

Bạch Hồng Tử Điện, treo lên vách tà ma phải sợ; Tể Tướng

kiếm có tên riêng là Long Tuyền Thái A, có tia sáng vọt đến

trời! Nguyên Nhung kiếm có tên riêng là Can Tương. Trao

kiếm tôi phải xem người. Muốn dùng kiếm Thiên Tử phải đủ

tám đức để thay trời trị dân, là:

Nhân, hiếu, thông, minh, kinh, tắc, kiệm, học,

Muốn dùng kiếm Tể Tướng cũng phải có tâm đức để phò

vua giúp nước, là:

Trung, chính, minh, biện, thứ, dung, khoan, hậu.

Còn như Nguyên Nhung kiếm, người dùng cần phải có tâm

đức, để trừ loạn, bảo nguy là:

Liêm, quả, trí, tín, nhân, dũng, nghiêm, minh

Trương Lương đã dâng thanh Thiên Tử kiếm cho Lưu Bang

tức là vua Hán Cao Tổ, tặng thanh Tể Tướng kiếm cho Tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.