NẾP CŨ - TIẾT THÁO MỘT THỜI - Trang 81

Toan Ánh

80

cho con cháu đi học chữ Pháp. Ông tôi thường nói: “Chúng

nó là quân cướp nước, mình phải thù giết chúng nó mới

phải, có đâu lại đi hầu hạ chúng và cái chữ nghịch thiên

của chúng làm gì? Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách!

Có lý nào nước mất nhà tan, lại cam tâm làm nô lệ cho

kẻ thù và lại cam tâm học hành những điều vô nghĩa của

chúng bao giờ”.

Ông tôi thường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện người

nước Trần không biết sỉ nhục, bị Đức Khổng Tử chê là thiếu

cả trí trung dũng, coi cả nước như không có một người nào.

Nguyên nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành

bên Tây, sau người Sở bắt dân nước Trần ra tu bổ cửa thành ấy.

Một hôm Đức Khổng Tử đi xe qua đấy, không cúi đầu vào

miếng gỗ trước xe. Thầy Tử Cống liền hỏi:

- Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, phải xuống, qua chỗ

hai người, phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính

trọng. Nay quan dân nước Trần sửa sang lại thành biết bao

nhiêu là người, thế mà nhà thầy đi qua, không tỏ lòng kính

trọng là cớ làm sao?

Đức Khổng Tử nói:

- Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không lo liệu

là bất trung, lo liệu mà không liều chết là bất dũng. Số người

nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì

bảo ta kính làm sao được.

Để kết luận câu chuyện bao giờ ông tôi cũng nói:

- Mình phải biết nước mình mất về tay người Pháp để khỏi

mang tiếng là bất trí. Đã biết nước mất, mình cần phải lo liệu

để một ngày mai mình lấy lại được, để trọn hai điều trung

dũng. Cần nhất mình đừng để cho người Pháp họ khinh mình,

họ coi mình như lũ man di mọi rợ. Nếu mình xô nhau đi hầu

hạ họ, họ còn coi mình ra gì nữa. Phải cho họ hiểu là vì vận

nước mình, họ mới chiếm nổi giang sơn của mình, nhưng dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.