NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 134

134

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

bội hát chèo, hát chúc thánh mừng dân suốt đêm. Trong lúc này có các bô
lão và quan viên được cử cầm trống chầu.

Toàn dân xã có thể kéo nhau ra đình xem hát, ngồi giải tọa ở sân đình, hai

bên bậc lên xuống chỗ tiền tế.

Hát xướng đến nửa chừng, ông thư chỉ đánh ba tiếng trống khẩu, dâng

làn đều đứng dậy reo mừng. Rồi pháo đốt lên, tù và thổi lên và hạ đồ lễ
xuống dân làng uống rượu, gọi là dân làng nhưng thường chỉ có các cụ và
các quan viên mới được dự bữa này.

Độ một giờ sau, dân làng reo lên lần thứ hai, reo lâu hơn lần đầu. Rồi một

giờ nữa dân làng lại reo lần thứ ba và lâu hơn lần thứ hai. Và lần thứ ba này
cuộc rượu của dân làng mới tan. Rượu tuy tan, nhưng hát xướng vẫn tiếp tục
cho đến sáng.

Và ban ngày lại có hát chèo hát bội và các trò vui khác, tùy theo từng làng.

Tục giao hiếu

Nhiều địa phương, các làng xã gần nhau thường thờ một vị Thành hoàng,

như bốn xã phù Đổng, phù Dực, Đồng Viên và Đồng Xuyên huyện Tiên Du,
Bắc Ninh (Hà Bắc) cùng thờ đức phù Đổng Thiên Vương, cũng có khi hai ba
xã ở cách xa nhau một vài xã khác cùng thờ một vị Thành hoàng, như xã Yên
cư thuộc ninh Bình và xã Bảo Lộc tỉnh nam Định (Hà Nam Ninh) cùng thờ đức
Hưng Đạo Vương.

Những xã cùng thờ chung một vị thần, thường có tục giao hiếu với nhau.
Trong những ngày nhập tịch, các xã đã thờ chung một vị thần, thường

cùng vào đám một dịp, những xã này rước lẫn sang nhau gọi là rước đánh
giải.
Khi xã nọ cử hành đám rước tới xã kia thì các bô lão, quan viên cũng như
các chân kiệu, chân đi rước đều vào đình lễ thần sau khi đã rước kiệu vào.
Sau đó để tỏ tình giao hiếu, xã chủ mời xã khách giải tọa uống rượu và nghe
hát.

Việc giao hiếu tùy lệ, có nơi chia nhau mỗi xã làm chủ một năm, các xã

khác nhau đều ước hẹn một ngày cử hành đám rước tới xã này, rồi cùng tổ
chức một lễ tế thần chung. Tế xong, các xã cùng thừa hưởng lộc thánh ăn
uống với nhau, và cùng nhau dự các cuộc vui chung: nghe hát, xem các trò
bách hí, tức là những trò vui như đánh vật, đánh vòng, múa đôi v.v... thay đổi
tùy từng địa phương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.