NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 187

187

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Quan niệm của Nho giáo về con người, qua Tử Tư, cháu đức Khổng Tử,

tác giả sách Trung Dung thì mọi người đều sinh ra với một bản thể toàn diện,
con người phải sống theo tính tình toàn thiện ấy để tập nhân đức.

Chính Mạnh Tử cũng đã xác nhận loài người sinh ra hướng về sự thiện:

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Người ta hướng về điều thiện như nước chảy
theo đường dốc vậy.

Sở dĩ loài người không đi tới chỗ toàn thiện chỉ vì không chịu tập lấy nhân

đức. Các thánh nhân, các nhà đạo đức chỉ hơn người ở chỗ biết giữ lấy bản
năng toàn thiện của con người.

Qua các điểm nhận định về vũ trụ ở trên thì Lý giao hợp với Khí để sinh

sản ra mọi vật trong đó có con người. Lý là cái phần toàn thiện thì bản thể
con người do Lý tạo, lẽ tất nhiên cũng phải tốt lành và hướng thiện.

Vậy sao lại có những điều xấu về luân lý và tinh thần, nghĩa là những điều

thiếu nhân đức? Đấy là do nguyên tắc Khí sinh ra. Loài người hơn muôn vật
vì đã hấp thụ những cái gì tinh vi nhất của nguyên tắc khí. Tuy vậy, giữa con
người, cũng có người khôn ngoan, kẻ ngu độn, đó là vì đã lãnh nhận nhiều
ít những yếu tố tốt hay xấu ở Khí.

Như vậy, có thật “nhân chi sơ, tính bản thiện” không?
Ở đây, có thể nói được rằng thật nếu chỉ xét về bản thể của con người lúc

mới bởi trời ban cho: nhưng nếu xét qua bản thể đó khi đã được cá tính hóa
trong vật chất thì phải nói rằng trong bản thể đó có xấu có tốt, có xấu, có
tốt, nhưng nếu lý điều khiển tất cả mọi việc và nguyên tắc vật chất khí không
làm trở ngại việc điều khiển này con người sẽ hoàn thiện. Ngoài ra, sự học
vấn, cũng bổ khuyết cho con người. Bởi vậy cho nên, khi con người sinh ra,
bản thể giống nhau, nhưng sự ăn ở, việc học hành làm cách biệt người nọ
với người kia: “Tính tương cận, tập tương viễn”.

Tất cả, về bản thể con người, quan niệm của Nho giáo tóm tắt trong 12

chữ:

Nhân chi sơ, tính bản thiện.
Tính tương cận, tập tương viễn.

 Nhân đức và tài lộc

Nho giáo khuyên người ta làm điều nhân đức. Trong sách Luận Ngữ đức

Khổng Tử có nói: “Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân“’, người nhân đức tìm
sự an nghỉ trong nhân đức. Kẻ trí thức bao giờ cũng hiểu lời dạy của ngài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.