NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 191

191

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

quân tử biết tu thân, rồi chỉnh đốn việc nhà, sau đó cai trị việc nước rồi mới
bình được thiên hạ. Từ tu thân, qua tề gia, trị việc nước rồi mới bình được
thiên hạ, ta thấy phương pháp tuần tự nhi tiến, nhưng việc tu thân vẫn quan
trọng nhất. Chính vì vậy mà từ nhà vua tới người dân giả đều phải lấy sự sửa
mình làm gốc. Mà muốn sửa mình trước hết phải cách vật, thấu lẽ mọi sự vật
rồi trí tri, biết cho đến cùng cực, thành ý, ý phải thành thực và chính tâm,
lòng phải ngay thẳng.

Trung Dung: Sách này gồm những điều đạo đức của đức Khổng Tử được

truyền lại và do Tử Tư là cháu Ngài chép thành sách gồm 33 chương.

Giảng về đạo Trung Dung đức Khổng Tử có nói trung hòa là tính tình tự

nhiên của trời đất mà trung dung là đức hạnh của người. Người quân tử giữ
đạo trung dung ăn ở đúng mực, không thái quá không bất cập. Đạo trung
dung rất dễ theo, nhưng ít người chịu theo. Muốn giữ đạo trung dung phải
có ba đạt đức là trí, nhân, dũng. Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều
lành mà làm, dũng để có khí cường kiện theo làm điều lành cho đến cùng.

“Ông Tử Tư lại dẫn lời đức Khổng Tử nói về chữ thành: Thành là đạo Trời,

học cho đến bậc thành là đạo người. Đạo người là phải cố gắng hết sức để
cho đến bậc chí thành. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu,
biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng. Hễ
ai làm được như thế thì rồi ngu cũng thành ra sáng, yếu thành ra mạnh, tức
là dần dần lên đến bậc chí thành. Ở trong thiên hạ duy có bậc chí thành tức
là bậc Thánh, thì mới biết rõ cái tính của trời; biết rõ cái tính của trời mới biết
rõ cái tính của người; biết rõ cái tính của người thì biết rõ cái tính của vạn
vật; biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất
và có công ngang với trời đất vậy...

“Sách Trung Dung nói cái đạo của thánh nhân căn bản ở Trời, rồi giải diễn

ra hết mọi lẽ, khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động
và khi im lặng một mình. Suy cái lý ấy ra cho đến sự nhân nghĩa để khiến cho
cả thiên hạ được bình trị và tán dương cái công hiệu linh diệu của đạo ấy cho
đến chỗ tinh thần vô thanh, vô sắc mới thôi”

[17]

.

Luận ngữ - Đây là cuốn sách ghi lại những lời đức Khổng Tử khuyên dạy

học trò hoặc các câu chuyện giữa Ngài với các nhân vật đương thời về nhiều
vấn đề từ luân lý, triết lý đến chính trị học thuật.

[17] Trần Trọng Kim: Nho giáo, quyển I, trang 279.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.