NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 193

193

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

243 năm, từ 722 đến 481 trước Tây lịch.

Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai bộ sách gốc gồm những điều cốt yếu của Nho

giáo cho mọi người hiểu rõ triết lý cũng như luân lý của đạo Nho. Ở đây chỉ
nhắc sơ qua, tập sách này nhằm nhiều về phong tục Việt Nam qua tín ngưỡng
triết lý và giáo điều của bất cứ tôn giáo nào.

Nho giáo tại Việt Nam

Ảnh hưởng của Nho giáo hiện này còn vững chắc trong dân chúng Việt

Nam, và những phong tục của dân ta, rất nhiều bị chi phối bởi Nho giáo, nếu
không bắt nguồn hẳn tự Nho giáo.

Nho giáo truyền sang nước ta từ thời Bắc thuộc, khi nhà Hán đô hộ nước

ta, bởi các ông Tích Quang và Sĩ Nhiếp. Hai ông này đã đem phong tục và
văn hóa Trung Hoa truyền dạy cho dân ta khi các ông làm Thái Thú quận
Giao chỉ, ông Tích Quang đầu thế kỷ thứ nhất, và ông Sĩ Nhiếp từ năm 187
đến năm 226.

Trong suốt nghìn năm đô hộ, Nho học đã lan rộng trong dân chúng Việt

Nam và dưới đời Đông Hán đã có những người Việt Nam thi đỗ và được bổ
làm quan với người Tàu như Lý cầm, Lý Tiến và Trương Trọng.

Hết thời kỳ Bắc thuộc, bước qua thời kỳ tự chủ, Nho giáo càng có một ảnh

hưởng rộng mạnh hơn ở nước ta, nhất là dưới triều nhà Lý và triều nhà Trần.
Chính Nho giáo đã đào tạo ra những bậc anh tài ngày nay còn ghi tên trong
sử sách như Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Mạc Đĩnh chi, Lê
Văn Hưu v.v...

Thời kỳ thịnh hành nhất của Nho giáo tại Việt Nam phải kể là dưới triều

đình nhà Lê mà Nho giáo được coi như Quốc giáo.

Nho giáo còn thịnh hành ở Việt Nam cho tới thời pháp thuộc.
Đồng thời với sự nhập cảng thêm tôn giáo mới tại Việt Nam, người pháp

đã bãi bỏ thi cử nho học để gây sự suy kém của Nho giáo tại nước ta.

Ngày nay tinh thần phục hưng Nho giáo đang nẩy nở ở một vài lớp người

với việc thành lập hội Khổng học. Mặc dù trong tình trạng suy kém, ảnh
hưởng của Nho giáo vẫn còn rất sâu đậm trong mọi tầng lớp dân chúng Việt
Nam.

Những nơi thờ tự Đức Khổng Tử

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dân ta cũng như người Trung Hoa, đã lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.