NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 200

200

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

con kỳ lân.

Khỏi các trụ biểu là một tấm bình phong có đắp hình con Long mã theo

điển “Long mã phụ đồ”, con Long mã đời vua phục Hy mang trên lưng Hà
Đồ.

Qua khỏi bình phong là một sân vuông, bốn góc có trồng bốn cây tùng

tượng trưng cho Tứ phối. Hai bên Nam Bắc có trồng hai hàng mười cây tùng,
tượng trưng cho Thập triết. Và trong cùng hai bên mé sân, có trồng 72 cây
tùng khác tượng trưng cho Thất thập nhị hiền.

Hai bên sân có Đông môn và Tây môn.
Khỏi sân là miếu chính với nhà Tiền đường rộng rãi. Sau nhà Tiền đường

là Đại Thành điện, nơi thờ
đức Khổng Tử có dựng
tượng Ngài, đầu đội vương
miện nhà chu.

Trên đây là mấy nét sơ

qua về Khổng miếu tại
Quảng Nam. chính ra tại
miếu này còn có đắp mô
hình theo các điển tích liên
quan tới đời Khổng Tử
hoặc tới các môn đệ của
Ngài.

Tại các tỉnh khác nhiều

nơi cũng có Khổng miếu. Kiến trúc về đại cương bao giờ cũng có tam quan,
sân mỗi nơi mỗi khác, nhưng tựu trung bao giờ cũng phân ra hậu tẩm và nhà
tiền đường.

 Văn Thánh miếu

Trước đây tại Nam Việt, việc thành lập các tỉnh chưa hoàn bị dưới triều

Nguyễn, quân pháp đã kéo sang, do đó triều đình cũng như dân chúng chưa
kịp xây dựng Khổng miếu tại các nơi.

Cho đến dưới triều Tự Đức, toàn hạt Nam Việt chỉ có một Văn Thánh miếu

tại Bình Dương, cũng như chỉ có một trường thi ở Gia Định. Văn Thánh miếu
thờ đức Khổng Tử và môn đệ.

Năm 1863, quân Pháp chiếm mất ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, gồm cả

Khổng miếu tại Quảng Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.