219
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
Kết quả chính quyền Ngô Đình Diệm, đã phải sụp đổ vào ngày 1-11-63.
Sau ngày đó, các hội và các phái phật giáo đã đoàn kết thành Giáo hội
phật giáo Việt Nam thống nhất với bản hiến chương ngày 20-11 âm lịch Quý
Mão.
Việc thống nhất của phật giáo ở miền Nam đã thực hiện, sau đó đã có
nhiều âm mưu phá hoại. Dù sao thì phật tử bao giờ cũng là phật tử, họ đã
tin theo phật thì dù có sự phá hoại nào, các tổ chức phật giáo có thể tan vỡ,
nhưng phật giáo cũng sẽ chỉ mạnh thêm hơn ở trong lòng các tín đồ.
Đại Thừa và Tiểu Thừa
Hiện nay tại Việt Nam, cả hai phái Nam tông và Bắc tông đều được dân
chúng tín ngưỡng, và con người phật giáo gặp chùa là lễ phật, không phân
biệt Tiểu thừa hay Đại thừa.
Việc phân biệt thường chỉ có các tu sĩ phân biệt với nhau.
Tuy phân biệt Đại thừa và Tiểu thừa, nhưng cả đôi bên vẫn theo tôn chỉ
đạo phật.
Bên Đại thừa còn gọi là Đại Thặng thì chủ trương theo cái tinh thần trong
lời phật dạy mà tiến hóa, còn bên Tiểu thừa thì mọi việc đều theo một mực
lời phật dạy trong các kinh.
Chỗ khác nhau ở hai phái Đại, Tiểu thừa là ở đó: Đại thừa tự cho là hiểu ý
sâu xa của phật, còn Tiểu thừa tự cho là theo đúng lời phật dạy.
Phái Tiểu thừa từ lúc đầu vẫn dùng sách Tam Tạng viết bằng tiếng pali, và
truyền về phía Nam các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao v.v... đo
đó được gọi là Nam Tông.
Còn phái Đại thừa truyền về phía Bắc, các nước Népal, Tam Tạng, (Tây
Tạng) (Trung Hoa) Mông cổ, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản v.v...
do đó được gọi là Bắc Tông.
Sở dĩ hai phái nầy còn gọi là Đại Thặng và Tiểu Thặng, vì thặng là cỗ xe
chở người, ý nói chở người đến Nát bàn. Tiểu thặng là cỗ xe nhỏ, ai tu đạo
thì tự cứu lấy mình, còn Đại thặng là cỗ xe lớn, người tu đạo không những tu
để cứu mình mà còn để cứu chúng sinh: tự giác, giác tha.
Phật giáo Tiểu thừa chỉ thờ có đức Thích ca Mâu Ni như một ông thầy lập
giáo, các vị Phật và bồ tát khác không được thờ. Người tu hành thì mặc áo
vàng và sáng sáng đi khất thực.