NẾP XƯA - Trang 109

Chấp-lệnh và đô-tùy khiêng đòn đã rở cỗ đòn đầu rồng cất vào nhà đòn

hàng xã.

Đám táng hầu như đã xong.

Giờ đây, tại nhà đám, có lễ « tế ngu » tức là một cuộc tế để cầu nguyện

cho linh-hồn người khuất được yên-nghỉ bình yên.

Lại tiếng kèn, tiếng trống, tiếng khóc của tang-gia.

Lễ tế ngu xong khách-khứa không còn ai, chỉ còn lại những người

trong tang-quyến.

Nhà cửa như vắng-vẻ, mối đau buồn như muốn lan-tràn rộng hơn và ăn

sâu vào tâm-hồn mỗi người.

Thỉnh-thoảng cũng còn một đôi người khách phương xa tới viếng,

trống kèn lại rung lên và tiếng khóc lại rầu-rĩ kể-lể nỗi nhớ thương của
những người còn sống.

Buổi chiều hôm đó, lúc bữa cơm, con cháu làm lễ dâng cơm lên hương-

hồn ông đồ.

Bà đồ khóc-lóc sới cơm đặt lên bàn thờ chồng. Bà run-run vì đau đớn,

bà tê-tái vì nhớ thương. Bữa dâng cơm này, bà đồ đã cho nấu nướng những
món ăn khi sinh-thời ông đồ ưng-ý. Các con cháu vẫn khóc-lóc theo điệu
trống kèn.

Và cả đám học-trò cũng lại có người có mặt để lễ thày. Bữa cơm chiều

xong, Vinh, Khoan và mấy người nhà trở ra mộ ông đồ để ấp-mộ nghĩa là
đem tình thân quyến lại cho ngôi mộ đỡ lạnh-lùng.

Việc ấp-mộ thực-hiện luôn trong ba ngày sau đám tang. Mỗi buổi sáng

và mỗi buổi chiều con cháu ông đồ đều ra viếng mộ, thắp hương cắm lên
mộ, và mỗi ngày đều cuốc đất chung-quanh đắp cho mộ thêm to.

Trong mọi đám tang thường thường sau lễ tế ngu, tang-chủ trả tiền cho

phường kèn trống ra về, nhưng đám tang ông đồ là một đám long-trọng, nên
ngoài lễ tế ngu, gọi là sơ-ngu còn lễ tái-ngu và lễ tam-ngu nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.