Tiệp là con người đứng-đắn và thông-minh. Qua một vài lần Thúc tới
nhà nàng hiểu ngay cái dã-tâm của Thúc. Nàng cẩn-thận đề phòng, nên Thúc
không có dịp nào để thổ-lộ hết tâm can trước mặt Tiệp.
Hôm nay, Thúc đã đánh lừa bố chồng Tiệp và thằng bé em Khoan, để
một mình Tiệp ở nhà bó buộc phải tiếp mình, nhưng Tiệp cũng đã mau-lẹ bỏ
đi, mặc cho Thúc ngồi trơ-trọi trong nhà khách.
Tiệp đi khỏi, Thúc bực-dọc lắm. Thế là sảo ý của của chàng vẫn chưa
được trình bày như ý chàng muốn.
Tiệp đi khỏi không lâu thì ông cụ bố chồng về. Thúc phải miễn-cưỡng
ngồi lại nói dăm ba câu chuyện bâng-quơ trước khi cáo lui.
Tiệp càng khôn-ngoan, Thúc càng phục Tiệp và càng mong chiếm được
lòng nàng. Thua keo này, bày keo khác, nhẹ-nhàng không xong, chàng sẽ
dùng đến những bước mạnh bạo. Miếng mồi ngon, có đâu chàng chịu bỏ !
Ra về Thúc thở dài, chàng so sánh Thảo với Tiệp, lòng ham muốn của
chàng càng tăng.
Gọi được bố chồng về, Tiệp chạy thẳng ra sau nhà không để cho Thúc
trông thấy mình. Nàng ghê sợ Thúc. Nàng biết rồi đây, Thúc sẽ dùng nhiều
mánh-khóe để cố ý gần nàng.
Giấy rách phải giữ lấy lề, dù sống trong hoàn-cảnh nào, nàng cũng phải
giữ lấy cái nếp của gia-đình.
V
Thời gian lững-lờ trôi ! Mùa rét qua, tết đến rồi xuân đi.
Vợ chồng Khoan cùng nhau sống êm-ái trong sự thương-yêu, mặc sự
nghèo túng cũng như mặc Thúc thỉnh-thoảng lại tới thăm vợ chồng mình.
Khoan vẫn đi dạy lớp học của ông đồ để lại. Số học-trò trong làng vẫn
tới học đông-đúc như xưa, và các trẻ con mới lớn cũng được bố mẹ gửi tới
Khoan như xưa kia họ vẫn gửi bố vợ chàng. Những dịp ngày tư ngày tết, bố
mẹ học-trò cũng đóng góp gạo tiền biếu. Vợ chồng Khoan nhờ vậy cũng đỡ
túng thiếu. Tiệp má càng hồng, môi càng thắm, mắt càng trong và nụ cười