càng duyên-dáng đáng yêu. Đời nàng thật là tươi đẹp, và mọi công việc
nặng-nhọc đối với nàng thật không có nghĩa-lý gì nữa.
Thúc vẫn tìm cách và kiếm cớ để gặp Tiệp, nhưng trước thái độ không
đứng-đắn của Thúc bao giờ Tiệp cũng lẩn tránh kịp thời khiến cho Thúc
càng thấy ở Tiệp nhiều vẻ đẹp về tinh-thần cũng như về nhan-sắc.
Tiệp sợ Thúc một ngày kia đi tới chỗ quá trớn nên đã bảo chồng :
« Anh Thúc kém đứng-đắn, chúng ta nên tránh ».
Khoan biết lắm, biết rõ cả tâm-trạng của Thúc, nhưng vì thế-lực nên
gia-đình Thúc ở trong làng, Khoan không muốn có sự đụng chạm với Thúc,
không muốn làm phật ý Thúc khi Thúc vẫn chưa bước qua ranh giới của sự
giữ-gìn. Chàng bảo Tiệp : « Thì mình vẫn tránh anh ấy, nhưng chẳng lẽ anh
ấy lại chơi nhà, mình đuổi ra hay sao. Biết anh ấy như vậy, mỗi khi anh ấy
tới, em lánh mặt đi ».
Rồi câu chuyện qua, cuộc sống bình-thường vẫn điềm-nhiên tiếp diễn.
Khoan vẫn thương yêu vợ. Tiệp vẫn kính mến chồng. Cả hai vợ chồng đều
hằng ngày mong đợi một tin mừng kết quả của cuộc lương duyên.
Đến một hôm, Tiệp thấy trong người khác, hay buồn nôn và thèm chua.
Công việc nàng uể-oải không muốn làm và nàng thấy mệt nhọc.
Nghe Tiệp nói rõ sự khác trong người, lại nhìn thấy dáng điệu Tiệp có
vẻ ngượng-nghịu, bà mẹ Khoan cười bảo với chồng : « Nhà Khoan nó có tin
mừng. Cầu Trời Phật phù-hộ cho nó được luôn luôn khỏe mạnh ».
Tiệp có tin mừng thật. Với tin mừng nàng mang một niềm vui tràn ngập
tới hết mọi người trong nhà từ bố mẹ chồng tới chồng, và cả bà đồ cũng lấy
làm sung-sướng.
Khoan để ý săn sóc tới vợ luôn. Chàng bảo Tiệp nên nghỉ-ngơi không
nên làm gì quá sức, và chính mẹ Khoan cũng bảo Tiệp đừng cố gắng trong
mọi công việc làm.
Thời kỳ ốm nghén cũng lâu lâu. Tiệp nôn ọe, người bần-thần lúc váng
đầu, lúc mỏi mệt. Người Tiệp có vẻ xanh xao, nhưng trông nàng vẫn không