Người ta chê Thúc nhưng chẳng ai nói ra. Có người dừng bước một
bước một lại rồi đi ngay, cũng có người đi thẳng không nói-năng gì.
Chính nhờ có mấy người làng đó mà Thúc không dám cản đường Tiệp
nữa, nhưng Thúc đã nổi giận. Tiệp đã nhục-mạ chàng trước mặt những
người khác. Chàng phát thẹn.
Để chữa thẹn, Thúc mắng lại Tiệp : « Mày bảo ai khốn-nạn không có
liêm-sỉ. Thấy mày là bạn học cũ, lại là con thày học, tao muốn mày đứng lại
nói chuyện mày lại sỉ-nhục tao. Liệu hồn mày, và liệu hồn cả thằng chồng
mày nữa. Rồi tao cho chồng mày đi tù ».
Tiệp rảo bước, mặc những lời đe-dọa của Thúc. Nàng biết Thúc quá
thẹn nên nổi khùng, không đáng chấp. Rồi nàng sẽ nói cho Thảo hay việc
này.
Chứng kiến những lời qua tiếng lại của đôi bên, mấy người làng mỉm
cười. Họ nhìn theo Tiệp, và khi nàng đã khuất dạng xa xa, họ sẽ thì thầm với
nhau.
- Chị đồ Khoan trông ngon mắt thế chẳng trách cậu Thúc thèm-thuồng.
- Nhưng mình đã có vợ rồi không nên ghẹo gái có chồng.
- Cậu Thúc cậy thế cha là ông Chánh-Tổng cho nên mới dám bậy-bạ !
Chẳng biết Thúc có nghe thấy những bàn ra tán vào của mấy người
làng không, nhưng chàng cau-có tức-bực lắm. Có lẽ sợ mọi người chê bai,
chàng nói phách mấy câu : « Rồi sẽ biết tay thằng này ! Tưởng đã mỹ-miều
lắm. Người ta bảo đứng lại nói chuyện chứ làm gì ? »
Những người làng đã đi khỏi hết, hoặc họ đã xuống đồng, hoặc họ đã
vào trong làng. Trên đường vắng chỉ còn trơ lại một mình Thúc. Chàng đành
lủi-thủi ra về, vừa đi vừa nghĩ đến truyện xảy ra mà tức.
Nỗi nhục chàng thấy cần phải rửa, không thể để cho vợ chồng Khoan
coi thường mình được. Mù-quáng vì căm-giận, Thúc không thấy rằng chính
chàng đã coi thường chàng, chứ vợ chồng Khoan đâu có làm gì. Chàng nghĩ