Thấm-thoát, Thúc làm việc quan đã được gần một năm. Càng được
lòng quan trên, uy-tín của Thúc ở trong làng càng tăng.
Dân xã thường bảo nhau : « Thật là nòi nào giống nấy. Ông Chánh-
Tổng là kẻ cả trong tổng thì con ông nay cũng là kẻ cả trong làng ».
Từ ngày nhận việc dân việc xã, lý Thúc rất bận-rộn, và cũng bắt đầu từ
ngày đó, ông lý trẻ của làng Kim-Đôi đã tỏ ra hách-dịch chẳng kém gì mấy
ông lý lão-luyện khác, và đã có nhiều trường-hợp sự hách dịch của lý Thúc
còn hơn cả cha.
Con hơn cha là nhà có phúc, dù lý Thúc mới chỉ hơn cha ở điểm hách-
dịch.
Nửa bước ra đi, lý Thúc đều có tuần-đinh đi theo hầu, và có nhiều buổi
chiều, khi công việc hơi rảnh-rang, lý Thúc lại sắm yên cương, đội nón dứa
chóp bạc đi quanh làng từ xóm nọ đến xóm kia, từ thôn này sang thôn khác.
Dân làng thấy lý Thúc cưỡi ngựa đi qua đều đứng nếp sang một bên và
kính-chào lễ-phép. Những đứa trẻ gặp lý Thúc lạy hỏi rất to.
Lý Thúc thấy mình lớn. Ngồi trên ngựa thấy người làng đứng nép bên
đường, ông lý hả-dạ, và khi có người lạy chào ông lý trẻ càng sung-sướng
hơn.
Con ngựa đi bước một, trông lý Thúc thật oai-vệ và sang-trọng. Ngựa
thì yên cương tề-chỉnh, người thì quần áo bảnh-bao, nón dứa chóp bạc, áo
the quần lụa, giầy Gia định.
Nhiều cô gái chưa chồng nhìn thấy ông Lý, ước-ao sau này chồng mình
cũng sẽ đường-hoàng làm đàn-anh trong dân xã như Thúc.
Bà lý Thúc, cô Thảo ngày trước, cũng được kiêu-hãnh vì chồng. Từ
ngày chồng làm Lý-Trưởng, đi đâu Thảo cũng được người ta trọng vọng,
một lời kêu bà Lý, hai lời kêu bà Lý.
Trong làng có tiệc, có đám bao giờ cũng có trầu, cau tới mời ông bà Lý.
Lẽ tất-nhiên người ta cũng phải mời vợ chồng ông Chánh-Tổng.