Ông thường bảo bà Chánh-Tổng : « Tôi không ngờ thằng lý Thúc nhà
ta thế mà hay ! Làm việc quan được và dân làng lại sợ-hải nể vì. Trước tôi
cứ tưởng nó còn dại-dột ».
Bà Chánh-Tổng đáp lại : « Chuyện ! Ông cứ nghĩ thế chứ, con nhà tông
chẳng giống lông cũng giống cánh. Ông làm Chánh-Tổng oai vệ như vậy,
sao con ông lại không làm được lý-trưởng. Rồi sau này nó lại không hơn cả
ông nữa ! »
Ông Chánh-Tổng vuốt râu cười hề-hề khoái chí.
Hổ phụ đâu sinh khuyển tử được. Con ông biết làm việc quan, con ông
biết làm đàn-anh, thế mới thực là con ông.
Tre già, măng mọc là vậy. Sau này, mãn khóa Chánh-Tổng, được chút
phẩm-hàm, ông sẽ nghỉ việc quan để thanh-nhàn dưỡng tuổi già. Lý Thúc sẽ
nối nghiệp ông :
Có lần ông nói truyện ấy với bà Chánh, bà Chánh chê ông bảo : « Chưa
già đã nghĩ truyện già. Thì ông hãy cứ giữ việc quan, để còn binh-vực cho
con chứ. Ông tưởng ông về nghỉ với chút phẩm-hàm, con ông vẫn được
người ta nể như ngày nay hẳn. Ông còn làm Chánh Tổng thiên-hạ họ sợ
bóng sợ vía ông nhiều ».
Ông Chánh-Tổng vuốt mấy sợi râu, châm điếu thuốc lào hút, thở khói
lên cao, ông hà một hơi dài. Sau đó ông đáp : « Bà mày nói cũng có lý,
nhưng bà mày cứ yên-trí. Ai chớ thằng lý Thúc, đố ai bắt-nạt được nổi nó.
Nó tha bắt-nạt người khác thì chớ, chứ đời nào nó chịu ai. Bà xem nó làm
việc dân có hơn Lý cựu không. Và bây giờ nó đang được quan trên nể mến,
và nó cũng đã bắt đầu thu lại được dần dần cái tiền tôi và bà bỏ ra tiêu cho
nó ứng-cử ».
Bà Chính thấy ông Chánh nói cũng đúng. Hạng người như lý Thúc lại
sẵn thế cha, không những là đàn-anh trong làng, còn là vai-vế trong hàng
Tổng. Từ ngày làm việc quan đến nay, lý Thúc thay đổi khác hẳn trước. Bao
nhiêu những điều tẹp nhẹp, lý Thúc đều làm bộ không để ý tới, tuy trong