thâm tâm, lý Thúc không bỏ qua một điều tẹp-nhẹp nào, từ việc rất nhỏ trở
đi.
Người làng ai cũng sợ lý Thúc. Ai hơi có lỗi là lý Thúc cho gọi ra đình
hạch tội, và đối với những kẻ thiếu thuế hoặc « phạm-pháp nhà nước », lý
Thúc làm ghê-gớm lắm. Hắn cho tuần đinh tới tận nhà bắt trói ghì cánh
khuỷu dẫn ra trói cột vào tam-quan đình, không nể gì người làng người nước
cho tới khi đóng được thuế hoặc giải lên quan.
Lý Thúc sơi tiền cũng khôn-khéo. Hắn làm ra mặt không đòi hỏi ai,
nhưng đừng ai hòng được việc, dù đây chỉ việc thị-thực trên giấy khai-sinh,
nếu không có tiền cho thầy lý và nếu ai chỉ-trích lý Thúc thì coi chừng. Lý
Thúc chỉ cười hề-hề, nhưng hắn trả thù lúc nào không biết.
Từ ngày làm lý-trưởng, Thúc không hề đả-động tới việc Tiệp đã làm
nhục hắn, nhưng không phải hắn đã quên. Mỗi hận đó bao giờ hắn quên cho
nổi, nhất là hình-ảnh và nhan-sắc của Tiệp hắn vẫn chôn xâu trong tâm
khảm với một sự ước-ao thèm-muốn phải cố nén cho lắng xuống.
Khoan vẫn chỉ là một anh đồ kiết, gõ đầu mấy đứa trẻ trong làng. Học-
trò cũng vẫn đông, và sự túng-bấn cũng vẫn vậy. Bà đồ Ngư cũng có đôi khi
trợ-cấp cho Tiệp, nhưng cả hai vợ chồng đều rất khảng-khái, ít khi nhận sự
giúp đỡ của mẹ.
Người làng đem so sánh Khoan với Thúc.
Có người bảo Tiệp là dại, nhưng có người không cho Tiệp là dại, bảo
Tiệp là thủy-chung với tình.
Tiệp vẫn sống đời của Tiệp bên cạnh Khoan và hai con, mặc Thúc kiêu-
hãnh với sự sang-trọng của mình. Gặp Thúc đâu, Tiệp vẫn tìm đường lẫn
mặt như trước.
XI
Thế mà đã hơn một năm kể từ ngày Thúc ra làm lý-trưởng ! Càng làm
việc quan, trông ông lý càng có mã người, đường-hoàng bệ-vệ. Ông béo
trắng, có vẻ phong-lưu đài-các hơn trước nhiều.