Trước sự kính-mến của người làng đối với Khoan, Thúc thấy mình khó
làm gì nổi Khoan, và chàng vẫn đành ôm mối hận không biết đến bao giờ !
Nhưng cuộc đời thường có nhiều truyện bất-ngờ, nhiều truyện chẳng ai
đợi vẫn cứ tới. Những truyện bất-ngờ càng ngày càng nhiều hơn ở một nước
như Việt-Nam ta hồi đó, mới chịu sự đô-hộ của người Pháp.
Đây là thời người Pháp mới đặt chân lên đất Việt được ít lâu, nền móng
cai-trị của họ chưa ăn sâu bén rễ lắm. Tại khắp nơi đều có những cuộc nổi
dậy của quân Cần-Vương chống Pháp ; và dân chúng nặng một lòng yêu
nước, tuy vũ khí kém-cỏi, đều hăng-hái xung vào những đoàn nghĩa-quân,
để đánh kẻ thù.
Chống lại súng ống, người lính Cần-Vương chỉ có lòng dũng-cảm và
gươm dao. Vậy mà trận được thua, quân Pháp cũng đã nhiều phen thất-điên
bát-đảo với quân ta.
Người Việt chống Pháp từ trong chí ngoài, từ Nam chí Bắc. Ở đây
người ta theo cụ Phan-đình-Phùng, ở kia người ta tác-chiến dưới quyền chỉ-
huy của cụ Võ-Duy-Dương, và ở một nơi thứ ba đó là ông Nguyễn-Thiện-
Thuật, ông Bang Tốn. Bao nhiêu chiến-sĩ hữu danh và vô danh đã bỏ mình
cho chánh-nghĩa trong cuộc chiến-đấu chống xâm-lăng.
Người Pháp ra sức cố bình-định, hết dùng uy-lực, lại dùng ân-điển,
nhưng dân Việt muôn năm vẫn là dân Việt bất-khuất, không sao chấp-nhận
được sự đô-hộ của ngoại-bang.
Để giữ vững nền cai-trị của mình, người Pháp tìm đủ mọi cách giết mọi
mầm-mống chống đối, họ tung tiền ra mướn bọn chó săn, mộ lính khố đỏ,
trọng dụng những bọn vong-bản như Nguyễn-Thân, Hoàng-Cao-Khải, Lê-
Hoan, nhờ bàn tay bọn này đàn áp nghĩa quân khắp mặt trận.
Bọn quan lại trung-thành với Pháp được cử đi trọng nhậm khắp nơi, và
bọn này, không có một chút lương-tâm đã không nới tay tàn-sát đồng-bào.
Những nghĩa-quân bị bắt giam tù đày đã đành, cho đến những người lương-
thiện bị chúng tình-nghi cũng bị bắt giữ.