Bọn chúng sức lệnh về khắp chốn quê, bắt buộc hương-lý phải tố-cáo
hết những ai có đầu óc cách-mạng để chúng trừng trị, ngõ hầu tận-diệt cho
hết rễ của mầm cách mạng.
Nhận được tờ sức phải tố-cáo những nhà cách mệnh, những ai có đầu
óc chống Pháp, ông lý Thúc xã Kim-Đôi mừng lắm. Tờ sức này là bảo-bối
giúp ông để trừ khử kẻ thù, kẻ cưới tranh người đẹp của ông, kẻ đã khiến
cho người đẹp sỉ-nhục ông trước công chúng. Kẻ đó là Khoan.
Lý Thúc mừng. Rồi đây cái đinh trước mắt sẽ được nhổ, và rồi đây thử
xem Tiệp có phải chịu ông không.
Lý Thúc khoan-khoái nghĩ tới ngày ông cho là tốt đẹp, ngày mà Khoan
không còn gần Tiệp nữa, ngày mà Tiệp sẽ phải đến cầu-khẩn Thúc để cứu
chồng.
Ông Chánh-Tổng cũng nhận được một tờ tương-tự. Ông cũng hơi nghĩ-
ngợi khi đọc tờ sức.
Ông biết tố-cáo ai bây giờ. Người hàng tổng cả, biết ai là cách-mệnh
mà tố cáo.
Giữa lúc ông Chánh-Tổng phân vân như vậy thì lý Thúc tới hỏi ý kiến
ông. Ông trầm-ngâm suy-nghĩ rất lâu rồi nói : « Việc này can-hệ lắm. Tố-
cáo ai phải có chứng cớ, và cũng không nên để cho ai bị oan-ức, người ta sẽ
oán than, như vậy rất tổn âm đức. Nhà ta sở-dĩ mấy đời nay được mát mặt là
nhờ phúc đức của các cụ. Không gây được phúc-đức để lại cho con cháu thì
thôi, đừng nên phạm tới căn phúc đức mình đã có sẵn ».
Ông ngừng một lúc, hút một điếu thuốc, rồi ông lại nói tiếp : « Đây
cũng có thể là một việc cho người ta lập công để tiến bước trên đường danh-
vọng, nhưng trước khi lập công phải cẩn-thận, kẻo rồi có khi mang họa vào
thân ».
Lý Thúc lắng nghe lời cha, không nói gì. Ông Chánh-Tổng nói thêm :
« Con cũng đã lớn tuổi rồi, làm việc quan ít lâu cũng chín-chắn, thày tưởng
không cần dạy con hơn. Làm việc gì con cần mang cái biết của con ra mà
suy-xét, đáng làm thì làm, nên làm thì phải làm, bằng không thì thôi ».