danh.
- Chị Tiệp độ này trông đẹp hẳn lên. Anh Thúc mê là phải, em là con
trai, em cũng mê chị Tiệp. Nhưng không hiểu chị Tiệp có chịu lấy anh Thúc
không.
- Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Chị Tiệp cũng như em với chị, đâu có
quyền chịu hay không chịu.
- Nhưng, cứ kể hai bên lấy nhau cũng đẹp đôi !
Câu chuyện của hai cô thôn nữ vẫn tiếp-tục trong khi Tiệp đã lững-
thững đi xa trên bờ đê.
Xa xa đi ngược chiều về phía Tiệp, có hai thanh niên dắt tay nhau vừa
đi vừa chuyện.
Khi tới gần, Tiệp nhận ra đó là Thúc và một người làng. Trông Thúc ăn
mặc lịch-sự. Khăn áo rất chỉnh tề, trông thật đúng con nhà giàu trong hàng
tổng. Có lẽ hai người đi trên con đường đê đã lâu, và họ đang chờ đợi ai ?
Gặp Tiệp, đôi mắt của Thúc ngời sáng long-lanh. Chàng nhìn chầm-
chập vào Tiệp, nàng phải cúi mặt xuống.
Thúc chào : « Cô Tiệp đi đâu về đấy ? Sao hôm nay cô không tới dự
buổi bình văn ? »
Tiệp vừa đi vừa thong-thả đáp : « Tôi đi chợ Nếnh bán gạo về. Đã đi
chợ còn dự sao được buổi bình văn ».
Tiệp vẫn đi. Thúc như cố muốn cho nàng ngừng lại, tìm cách kéo dài
câu chuyện : « Buổi bình văn sáng nay vui lắm. Tiếc không có cô ! »
Tiệp bước rảo hơn, nhưng vẫn lễ-độ trả lời : « Tôi cũng rất tiếc không
được dự ».
Thúc và người bạn quay gót đi theo Tiệp cố tìm cớ nói chuyện : « Cô đi
chợ có mệt không ? Chắc là đắt hàng nhỉ ? »
Tiệp thấy Thúc quay gót đi theo mình, nàng càng bước nhanh hơn.
Nàng không muốn nói chuyện với Thúc, và nhất là nàng không muốn ai bắt