tiếp chuyện mình khi gặp-gở, nay lại đứng nói chuyện với Khoan.
Thúc lại gần hai người, rồi nói rất lớn : « Hai bên tình-tự ở đây với
nhau hả ? Làng mở hội để dân làng đi xem mua vui, hai người lại dám nhân
dịp này tính truyện hoa-nguyệt với nhau chăng ? »
Lời nói buộc tội của Thúc làm Khoan nóng mặt. Khoan bảo : « Anh
Thúc không được hồ-đồ. Tôi đi xem hội, cô Tiệp cũng đi xem hội, cô lại dắt
cả em Mẫn đi. Gặp cô tôi chào hỏi đó là lẽ tự nhiên của học trò đối với con
thày ».
Thúc giọng mỉa-mai : « Phải học trò đối với con thày. Rồi thì nguyệt-
hoa, hoa-nguyệt chứ gì ? »
Tức quá Khoan nói : « Anh đừng ăn nói láo. Ở đây còn người nọ người
kia ».
Thấy Thúc kiếm cớ gây sự. Tiệp dẫn Mẫn đi về, nhưng Thúc gọi Tiệp
lại bảo : « Kìa, sao cô Tiệp lại về. Hay cô sợ « nam nữ thụ thụ bất thân ».
Tiệp không trả lời, cứ dẫn em đi. Thúc nói thêm : « Mồm nói thì hay
lắm, nhưng sự thực vẫn cứ « nam nữ đồng thân » như thường ».
Tiệp đã đi xa. Một vài người làng thấy Thúc to tiếng chạy lại xem.
Trước thái độ thiếu lịch-sự, kém lễ-độ của Thúc, Khoan không nói gì
thêm. Chàng không muốn người làng chê cười, và nhất là không muốn Tiệp
mang tiếng, nên trước mọi lời khiêu-khích của Thúc, chàng chỉ cười không
đáp.
Thấy không gây sự được với Khoan, Thúc hậm-hực bỏ đi, và Khoan
cũng bước lẫn vào đám người xem hát.
XI
Đêm rằm tháng Tám, hội làng Kim-Đôi chỉ còn buổi nay nữa là rã đám.
Ban chèo đã thôi hát từ bữa trước. Tối nay chỉ còn các bô-lão, các quan-viên
và ban tư văn ra đình làm lễ, sau đó thừa lộc thánh thưởng trăng. Sân đình
không còn đông những khách đi xem hội nữa. Ai nấy đều ở nhà để lo bày cỗ