Ông đồ đáp : « Bác cũng hiểu, tôi có kén chọn gì đâu. Gả chồng cho
con tôi trông vào phúc-đức nhà trai nhiều hơn. Ông Chánh-Tổng làm việc
quan, đôi khi vì nhiệm-vụ phạm đôi điều thất-đức. Tôi sợ những điều đó ảnh
hưởng tới con cháu. Hơn nữa tôi trông tướng thằng Thúc con ông Chánh-
Tổng tôi cũng không ưng nên tôi đã lấy cớ so đôi tuổi không hợp mà từ
chối. Còn thằng Khoan, tôi thấy nó học hành được, tư cách cũng khá. Nó sẽ
biết thương vợ thương con ».
- Nếu bác thương tới cháu thì may-mắn lắm, nhưng xin nói thật, bác
cũng chẳng lạ gì, nhà chú nó không sung-túc.
Ông đồ vuốt mấy sợi râu cằm, cười khà khà bảo : « Giá-thú bất luận tài.
Sung-túc hay nghèo-khó có làm sao. Đàn bà con gái làng ta xưa nay có ai
chê chồng nghèo bao giờ. Bác về nói chuyện với ông em, tôi vui lòng, nếu
ông em bác cũng thỏa ý ».
- Tôi tin chắc chú nó sẽ sung sướng được thông gia với bác và thằng
Khoan chắc cũng hài lòng.
Câu chuyện còn tiếp. Ngày sinh tháng đẻ của Khoan ông đồ đã ghi từ
ngày Khoan nhập học. Ông lấy so với tuổi của Tiệp thì thấy đôi bên rất hợp,
không bị sung hoặc khắc.
Trong lúc hai ông nhắm rượu xơi bánh thưởng trăng, Tiệp vẫn phải lui
tới để chờ ông đồ sai khiến nên luôn luôn nghe rõ câu chuyện của hai người
về mình. Lòng nàng hồi hộp sung-sướng. Nàng thấy nóng bừng đôi má.
Nàng lăng-xăng chạy xuống bếp vẻ mặt hớn-hở như người bắt được của.
Tim nàng đập mạnh, nàng thấy đêm thu như tưng-bừng tươi đẹp.
Thằng Mẫn ở trên nhà loăng-quăng chạy xuống. Lòng tràn ngập nỗi
hân-hoan, nàng không để ý đến em, nên trong lúc đi lại nàng đã giẫm lên
chân Mẫn, Mẫn khóc, nàng vội vàng lấy miếng bánh trung thu dúi vào tay
em.
Nàng mang tiếp thêm bánh trái lên để ông đồ mời ông Khóa.
Hai ông vẫn còn đương rất tương-đắc trong câu chuyện. Thoang-thoáng
nghe, nàng thấy ông Khóa Hữu khen nàng : « Trông cháu nhanh-nhẹn đấy.