khả-ái. Đã có nhiều cuộc nhân-duyên bắt đầu bằng những câu hát trong buổi
gặt.
Cảnh mùa gặt ở ngoài đồng thật vui. Xen vào những đám thợ gặt có các
cô con gái nhà chủ ruộng đi trông nom. Các cô cũng gặt, cũng nói cười và ca
hát, thật là bình-đẳng với các anh chị em thợ gặt. Lại còn có những người đi
đổi đồng. Đây là mấy người trong làng nhân vụ gặt mang quà bánh, nước
nôi ra đổi lấy lúa cho anh chị em thợ đồng.
Đi làm từ sớm, công việc nặng nhọc, trời tháng Mười lại nắng hanh,
anh chị em thợ đồng thường đói bụng khát nước. Mấy người đổi đồng đưa
quà bánh cho họ ăn, đổi lấy vài con lúa. Việc đổi đồng được các chủ ruộng
mặc-nhiên ưng-thuận, miển là anh chị em thợ gặt không ăn uống quá đáng
đến đỗi phí phạm mất nhiều lúa đổi.
Nhà Khoan cũng có ít ruộng mùa, nên vụ gặt tháng Mười, Khoan cũng
thỉnh-thoảng có mặt tại cánh đồng sau buổi học. Cả Tiệp cũng bận-rộn ở
ngoài đồng để trông nom thóc ruộng nhà. Nhờ vậy đôi lúc Khoan và Tiệp lại
được cùng nhau trao đổi vài mẩu chuyện, những mẩu truyện tuy ngắn nhưng
khiến lòng đôi bên đều vui vui trong khi chờ đợi chính thức cùng nhau như
chim liền cánh, như cây liền cành.
Ruộng tốt, lúa nhiều, người dân làng Kim-Đôi yên lòng với vụ gặt.
Người thu-hoạch được nhiều nhất về vụ lúa chín nầy là ông bà Chánh-Tổng.
Ông bà nhiều ruộng lắm, ruộng đồng nhà lại ruộng ngoại canh.
Thảo được ông bà giao cho việc trông coi gặt hái tại cánh đồng nhà.
Thúc cũng luôn có mặt tại cánh đồng với vợ. Chàng hãnh-diện về sự thu
hoạch của nhà mình, và có ý dè bỉu khi nói tới Khoan.
Lẽ tất nhiên, cũng có mặt tại cánh đồng Thúc vẫn gặp Khoan cũng như
Thảo vẫn gặp Tiệp. Thúc thường tỏ ý coi thường Khoan, nhưng trái lại
Khoan không hề bao giờ có một hậu ý gì không tốt đối với Thúc.
Thảo gặp Tiệp ở ngoài cánh đồng thường khéo khoe khoang trong câu
chuyện giàu có của gia đình nhà chồng, và nàng kể lại cùng Tiệp cái cảnh
sung túc đầy đủ nàng sống với Thúc. Nàng lấy làm tự mãn được lấy chồng