giàu. Đôi khi nàng hỏi tới ngày cưới của Tiệp. Bao giờ Tiệp cũng trả lời một
câu rất không đâu : « Bao giờ cưới thế nào em chẳng phải mời chị. Chị nhớ
mừng em thật sang đấy nhé ».
Với lúa tháng Mười gặt xong là mùa xêu của các chàng rể đã dạm hỏi
vợ nhưng chưa cưới. Và cũng là mùa để học-trò mang biếu thày nhân dịp
cơm mới.
Gia-đình Khoan cũng đã sắm-sửa đủ đồ lễ để Khoan mang xêu đằng
nhà Tiệp.
Đồ lễ tuy đơn sơ, nhưng đủ chứng tỏ sự thành-kính của Khoan đối với
ông đồ, vừa là thầy học lại vừa là bố vợ chưa cưới.
Chiều hôm đó, sau buổi học, Khoan cũng người nhà mang tới nhà ông
đồ một thúng gạo nếp và hai chục con chim ngói cùng với trầu cau.
Về mùa lúa chín này, chim ngói bay ra rất nhiều, và được người ta dùng
làm đồ xêu vào dịp cơm mới.
Người nhà Khoan thưa cùng ông đồ : « Nhân dịp cơm mới, nhà chúng
tôi gọi có chút đồ lễ tới xin ông bà Đồ nhận cho để chứng lòng thành của
bên ông bà chúng tôi ».
Lẽ tất nhiên ông bà Đồ vui vẻ nhận, nhưng ông vẫn xã giao nói : « Bên
đằng ông bà nhà bày vẽ quá. Chúng tôi xin thành-thật cảm ơn ».
Rồi ông đồ nhắc tới việc cưới xin của Khoan và Tiệp : « Chỗ tôi với
ông Khóa Hữu thân mật, việc trăm-năm của các cháu chúng tôi dễ-dàng.
Nhờ ông về thưa lại với ông bà bên nhà rõ. Chúng tôi muốn cho đôi trẻ sớm
phối-hợp, kẻo chúng phải chờ-đợi mãi tội-nghiệp ».
- Ông bà đồ thật quý-hóa quá. Bên ông bà chúng tôi cũng đang tính
ngày.
Khi Khoan và người nhà về, mấy bọn học-trò của ông đồ tới. Họ cũng
mang biếu ông đồ gạo nếp và chim ngói.
Hằng năm vào những dịp mồng năm tháng năm, rằm tháng tám, cơm
mới tháng mười, bao giờ ông đồ cũng nhận được nhiều đồ lễ của học-trò.