NẾP XƯA - Trang 80

chọn ngày cũng bớt cẩn-thận. Người ta chỉ cốt làm sao cho đám cưới mau
xong để còn lo tới đám tang.

Với đám cưới, Tiệp sẽ được gần Khoan. Tuy nhiên nàng cũng đau-đớn

trước cái chết của cha. Phải chi cha nàng còn sống, đám cưới không linh-
đình cũng tấp-nập, có phải cha nàng cũng vui-vẻ và nàng cũng sung-sướng
không.

Trong lúc Khoan ra về, tại nhà ông đồ, Vinh và người nhà lo tắm rửa

thay quần áo cho ông đồ.

Tiệp đã đem nồi nước vị-hương thơm phức để lau mình cho cha, và sau

đó, bà đồ đích thân mặc cho ông đồ bộ quần áo đẹp nhất xưa nay ông đồ vẫn
ưa mặc.

Theo đúng tục lệ, Vinh khẻ cậy mồm cha để đặt vào một nhúm gạo nếp

và ba đồng tiền, tượng trưng cho thức ăn của người chết và tiền đò để qua
Cửu-tuyền về bên kia thế giới. Sau đó một tấm giấy bản được phủ lên mặt
ông đồ.

Việc phát phục, phải đợi lễ chiêu-hồn và lễ chiêu-hồn chỉ thực-hiện sau

đám cưới chạy tang của Tiệp.

Vì chưa phát phục nên người nhà dù có thương xót cũng chỉ khóc dấm-

dút, không dám khóc to. Đối với làng nước, ông đồ vẫn được coi như còn
sống, tuy với lễ cưới chạy tang của Tiệp ai cũng biết là ông đồ đã chết.

Tiệp thương cha vô cùng. Nàng khóc sưng cả đôi mắt. Từ bé nàng vẫn

được cha mẹ thương chiều, và chưa bao giờ nàng phải xa cha mẹ. Nỗi sinh
ly nàng chưa biết, nhưng nay nàng đau-đớn biết bao nhiêu với câu tử-biệt.

Bà đồ báo tin ông đồ mất cho mấy người em ông đồ và em bà để nhờ

họ đi sắm sửa đồ ma chay.

Bà buồn, nhưng tuân lời ông đồ lúc lâm-chung, bà bình-tĩnh lo việc ma

chay. Bà nhờ người này chạy đi khai tử, xin phép làng để động-thổ đào
huyệt, nhờ người kia lo mua bán trầu cau rượu gạo cần-thiết cho một nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.