đám. Lại còn việc đặt nhà táng, minh-tinh, lo mua sô gai vải bố để liệm cũng
như xé khăn cho con cháu sau khi phát phục.
V
Đám cưới của Khoan và Tiệp đã cử hành rất dản dị và cũng rất mau
chóng. Họ nhà gái chỉ mong đám cưới cho xong để còn lo việc chiêu-hồn
cho ông đồ và phát tang.
Lễ cưới cũng đơn sơ. Nhà gái không đòi hỏi gì ở nhà trai ngoài lễ cúng
gia-tiên, lễ gửi các nhà thờ họ và một ít cân chè để chia cho bạn bè thân
quyến.
Nhà ông Chánh-Tổng cũng nhận được trầu cau chia. Ông cười hà hà
bảo người nhà : « Bay xem, con ông đồ Ngư, giá lấy thằng Thúc nhà này có
phải đám cưới linh-đình không. Bây giờ lấy thằng cháu Khóa Hữu, cưới
chạy tang lúi-sùi như con nhà bách-tính ! Cho đáng kiếp ! Nhà thằng Khoan
nghèo rớt mùng tơi, con ông đồ về làm dâu nhà ấy tha hồ vất-vả. Rồi bay sẽ
thấy, nó sẽ ao ước số phận của nhà Thúc ! »
Thúc cũng bảo Thảo : « Em đi đưa dâu đám cưới con Tiệp không ?
Đám cưới long-trọng nhỉ ? »
Thảo cười nhìn chồng rồi nói : « Mình riễu người ta làm gì ! Duyên ai
phận nấy chứ. Thày đồ chẳng may mất đi, chị Tiệp mới phải lấy chồng cưới
chạy tang ! »
- Em muốn binh con ấy hay sao ? Có dịp anh sẽ cho vợ chồng nó biết
tay !
Người làng được tin ông đồ mệnh chung, Khoan cưới Tiệp chạy tang
đều có vẻ ái-ngại. Có người nói : « Số cô Tiệp thế mà vất vả ! Một đời người
mới có một lần lấy chồng lại cưới chạy tang ».
Người khác nói theo : « Rồi ra cô ấy sẽ vất-vả suốt đời. Cái trò cưới
chạy tang thường không tốt đẹp ».
Lại có người nói : « Các ông bà chỉ bàn nhảm ! Cốt vợ chồng người ta
thương yêu nhau thì thôi. Hạnh-phúc sung-sướng ở đời đều do mình tạo lấy