NẾP XƯA - Trang 82

hết. Vất-vả về đường vật-chất có hại gì ! Sung-sướng về tinh-thần mới thật
là sung-sướng ».

Lúc Khoan dẫn lễ cưới tới nhà gái, lễ cưới được cử-hành như thường

lệ, nhưng không có trẻ nhỏ chăng giây và cũng không có đốt pháo. Cưới
chạy tang, trong nhà người chết còn nằm đó, ai lại đốt pháo.

Sau khi Vinh thắp hương để Khoan lễ gia tiên, cả Khoan lẫn Tiệp đều

tới lễ trước thi hài ông đồ như lễ người còn đang sống. Sau đó, đôi vợ chồng
lạy mừng bà đồ.

Lễ mừng trong đám cưới có ý nghĩa rất đẹp. Người con gái lễ cha mẹ

để đền ơn sinh dưỡng. Cha mẹ nuôi nấng mình nên người, nay ra đi làm dâu
con nhà khác phải có lễ mừng trước để tạ ơn. Còn chàng rể lễ bố mẹ vợ cũng
cốt để tạ ơn cha mẹ vợ đã gây dựng nuôi nấng cô dâu. Khi cô dâu về nhà
chồng cũng lễ bố mẹ chồng với ý nghĩa xin từ nay được làm dâu con trong
nhà. Và chính chàng rể cũng phải lễ bố mẹ mình trước khi đi rước dâu để
đền bù lại công sinh-dưỡng.

Lễ mừng ông bà đồ xong, mấy người em họ Tiệp đưa Khoan đi lễ vài

nhà thờ chính trong họ. Việc lễ nhà thờ này coi như một sự trình diện của
chú rể với tổ tiên họ hàng nhà vợ.

Ngày cưới là ngày vui mừng, nhưng Tiệp buồn rười-rượi. Nổi vui

sướng của ngày vu-quy không át nổi sự đau-đớn mất cha ! Nàng yêu chồng,
nhưng nàng lại rất thương cha.

Bà đồ nhìn con thương hại. Bà tự nghĩ thấy ái-ngại số phận kém may

mắn của con. Ngày vui mừng nhất đời của con lại chính là ngày sắp chôn
người cha yêu dấu.

Sau những cuộc lễ theo đúng tục lệ tại nhà gái, nhà trai xin đón Tiệp về

để giữ đúng phép cưới. Cuộc đón dâu cũng vội-vàng hấp-tấp như cuộc đưa
rể.

Lại lễ gia-tiên nhà chồng, rồi đến lễ mừng bố mẹ chồng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.