Tình thày trò xưa nặng như tình cha con. Thày chết trò phải để tang
trong lúc đi đưa. Các môn-sinh phải cắt nhau tới chầu-trực tại đám tang như
con cháu trong nhà.
Khi vợ chồng Khoan và Hoài tới nhà, trong nhà đang đông khách-khứa
tới hỏi thăm chia buồn. Bà đồ tiếp khách với đôi con mắt mọng lệ. Các con
cháu ông đồ đều túc-trực sẳn để dự lễ chiêu-hồn.
Một pháp sư đã được mời tới để cầm đầu đám tang.
Lũ học-trò ông đồ cũng có mặt rất đông, trong số đó có cả Thúc lẫn
Thảo.
Vợ chồng ông Chánh-Tổng cũng đã tới hỏi thăm chia buồn.
Ông Chánh-Tổng tuy không hài-lòng với ông đồ về việc hôn-nhân của
Thúc, nhưng là kẻ cả trong hàng tổng, ông luôn luôn tỏ ra mình có một thái-
độ đứng-đắn. Tới chia buồn cùng bà đồ và vợ chồng Vinh, ông Chánh-Tổng
săn-đón hỏi-han đủ mọi việc và sẵn-sàng giúp đỡ tang gia bất cứ về phương
diện gì.
Trong lúc ông đồ ốm, không những ông bắt vợ chồng Thúc phải luôn
luôn thăm nom, chính vợ chồng ông cũng đã tới thăm và thường mua quà
biếu.
VI
Có hai cách chiêu-hồn
. Thày pháp có thể niệm chú chiêu-hồn người
chết qua một tuần hương để hồn nhập vào một tàu chuối cắt thành hình
người, nhưng đối với ông đồ, người nhà đã xin thày pháp làm phép « chiêu-
hồn bạch ». Thày pháp đắp trên mặt ông đồ một tấm lụa trắng dài 7 thước ta
rồi khấn-khứa để hồn vía người chết nhập vào. Tấm lụa trắng được tết
nhang-nhác hình người và sẽ được thờ tại linh-sàng.
Lễ chiêu-hồn ông đồ đã xong. Ông thày đã bấm giờ lâm-chung của ông
đồ để biết ông đồ có bị nặng giờ không. Ông đồ đã may-mắn chết vào giờ
lành, không bị các ác thần ám-ảnh lại còn được hai cái nhập mộ, tức là chết
nhằm giờ có linh thần phù hộ để giữ-gìn chống thần trùng cho người chết.