NẾP XƯA - Trang 86

Theo quan niệm của người Việt-Nam và người Trung-Hoa người chết

có thể gặp giờ xấu bị thần trùng tới tra-khảo để bắt chết thêm người nhà,
nhất là vợ con, hoặc được những giờ tốt các thần linh phù-hộ, không sợ bị
thần trùng.

Những người bị thần trùng ám, thường thần này tra khảo tại mộ bắt chỉ

cho con cháu. Muốn trị thần trùng phải có pháp-sư làm bùa phép cúng. Ông
đồ không bị nặng giờ, con cháu đều mừng.

Sau lễ chiêu-hồn tới lễ khâm-liệm.

Tự tay Vinh quấn vào người ông đồ một tấm vải trắng dài suốt từ cổ tới

chân. Trong lúc liệm, thày pháp cũng khấn vái để vong-hồn người quá cố
được rõ.

Liệm xong là lễ nhập-quan. Lễ nhập-quan rất quan-trọng. Cả gia đình

đều có mặt tại lễ này. Bà đồ và các con khóc-lóc thảm-thiết. Đã nhập-quan,
người nhà không còn được nhìn mặt ông đồ nữa. Từ đây thật là vĩnh-biệt.
Tiệp sấn tới bên thây cha lăn-lộn khóc-lóc. Nàng như cố muốn níu lấy hình
dáng của cha già để ghi trong tâm-khảm lần cuối cùng. Rồi đây tiềm thức
của nàng sẽ luôn luôn có bóng người cha thân mến.

Lũ học-trò ông đồ cũng tham-dự lễ nhập-quan. Các cô học-trò cũng

khóc-lóc như Tiệp. Tình thày trò sâu nặng, thày còn hơn cha.

Lễ nhập-quan xong, người nhà và bọn học-trò ông đồ chia nhau canh

gác áo quan. Chiếc áo quan của ông bằng gỗ vàng tâm, sơn son thiếp vàng
do chính ông đồ đã sắm từ trước.

Đó là một tục lệ lo xa của người Việt. Mỗi khi tới tuổi già thường tính

đến ngày về cõi chết, và thường sắm sẵn bộ áo quan mà các cụ gọi là cỗ thọ.

Trong áo quan có lót một lượt chè mạn thơm. Chè này dùng để ướp xác

người chết, giữ cho xác lâu phân chất, và khỏi tỏa ra mùi hôi-hám.

Xác ông đồ được người nhà khiêng đặt vào trong áo quan, trong khi

thày pháo niệm chú khẩn-khừa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.