cả các cô học trò vẫn được ông đồ thương mến.
Kể từ lúc nhập quan, người nhà phải luôn luôn có người ngồi cạnh để
canh chừng không cho một sinh vật nào nhẩy qua. Người ta tin rằng, nếu
người chết đặt nằm một chỗ, chẳng may có một con vật nào nhẩy qua như
con mèo, con chuột hoặc bất cứ một con gì, người chết có thể bị quỷ-nhập-
tràng, nghĩa là bừng sống lại, nhưng đây không phải là hồn người trở lại, mà
chính là hồn quỷ sẽ nhập vào xác người. Trong trường hợp này phải có thày
pháp cao tay mới ếm bùa trị nổi.
Người nhà họ hàng bà đồ đông, lại thêm học-trò ông đồ cũng nhiều,
nên luôn luôn có người ở cạnh áo quan.
Một ban nhạc đám đã được mời tới để thổi kèn đám tang.
Giọng kèn « tò e tí ỏi » dài dài buồn buồn bắt đầu vang lên theo tiếng
khóc kể từ lúc tang gia có lễ phát-phục, tức là lễ phát quần áo khăn tang cho
con cháu.
Khi ông đồ vừa nằm xuống bà đồ đã nhờ người nhà mua sẵn vải xé
khăn và may sẵn tang-phục cũng như mua giàu cau và mọi thứ cần dùng cho
tang-lễ.
Có hai loại vải để xé khăn.
Vải sô xé cho vợ, con và dâu. Ngoài khăn tang còn y phục để tang nữa.
Theo lễ ngũ phục, quần áo tang có năm loại khác nhau tùy theo người
để tang là con cháu hoặc họ xa gần với người chết.
Vợ, con trai, con gái và dâu người chết ăn mặc « đại tang » và để tang 3
năm. Tang phục của những người nầy gồm một chiếc áo và một chiếc quần
bằng vải thô sổ gấu, lưng có may trái sống nghĩa là đường chỉ ở giữa sống
lưng may ngược ra ngoài. Trên lưng lại có miếng vải bấu hình vuông tượng
trưng sự đau đớn của người để tang. Đằng trước ngực cũng có một miếng
vải bấu gọi là thôi, tượng trưng sự nát tim não ruột của kẻ làm vợ làm con.
Người để tang còn mặc ở ngoài bộ quần áo tang, một chiếc áo sô bằng vải
màn, cũng may theo kiểu chiếc áo tang để mặc trong lúc tế lễ và đưa đám,