« Hàng xóm để chở ba ngày.
Chồng cô vợ cậu một ngày cũng không ».
Nếu người chết không có con trai, người ăn thừa-tự sẽ để đại tang như
chính người con, cũng như trường hợp người cháu đích-tôn phải để tang ông
theo đại tang nếu cha mình đã chết.
Bà đồ đã cho xé khăn và phân-phát quần áo tang cho con cháu họ hàng
đúng theo tục-lệ.
Tên họ và tên húy ông đồ được viết trên một tấm lụa hồng dài cùng với
chức-tước của ông, để treo lên minh-tinh khi đưa đám.
Đồng thời một tấm lụa màu đỏ cũng viết những chữ như tấm lụa trên,
được dán vào bài vị ông đồ.
Linh-sàng và linh-tọa, tức là giường và ghế của người khuất đã được
thiết-lập.
Trong lúc làm lễ phát-phục, tất cả quần áo tang được đặt trước bài vị
ông đồ. Nén hương được thắp lên và các con cháu lần lượt mặc tang-phục
đứng trước linh-sàng dự lễ.
Lễ phát-phục xong, toàn thể người nhà đều mặc màu trắng. Tiếng kèn
kéo dài của dàn kèn, màu trắng đục của quần áo vải sô như tăng nỗi đau-đớn
của bà đồ và Tiệp.
Từ đây âm-dương đôi ngả, ông đồ đã ra người thiên cổ. Bộ tang-phục
phải chăng đã ngăn cách kẻ khuất với người còn.
VII
Suốt từ trong nhà tới rạp dựng ngoài sân, hai bên tường treo la liệt
những câu đối, những bức trướng của con cháu trong nhà, của bạn-bè thân-
thuộc và của học-trò kính viếng ông đồ.
Câu đối của con cháu trong nhà viết bằng chữ đen trên vải trắng, còn
những bức trướng và câu đối của bạn-bè thân-thuộc và học-trò đều bằng vải
màu xanh, vàng, trắng hoặc đen có thêu hay dán chữ. Chung quanh lại có