NẾP XƯA - Trang 91

viền chỉ màu sặc-sỡ và có thêu những cảnh Bát-tiên quá hải, hoặc sơn thủy
để tăng vẻ thẩm-mỹ cho đối-trướng.

Người đến viếng ông đồ đông lắm, người trong làng, người hàng tổng

và cả bạn-bè các tỉnh xa nữa.

Tin ông đồ chết được loan đi, học-trò cũ của ông kẻ xa người gần đều

về viếng lễ thày, chỉ những người nào thật mắc bận, không thể về được mới
phải chịu. Thày học cũng như cha. Đạo thày trò nghĩa trọng, về viếng tang
thày cũng là một cách để tỏ lòng kính mến và biết ơn.

Trong nhà đám đông những người. Tiếng nói ồn-ào. Khách tới viếng

cùng nhắc lại những tính hay điều tốt lúc sinh thời của ông đồ.

Con cháu trong nhà chạy tíu-tít để pha trà, bưng trầu và cơm rượu.

Những mâm rượu đặt ngay ở hai bên áo quan, ở ngoài rạp, ở cả những

căn nhà ngang, và ngay cả nhà học.

Mỗi lần có khách tới viếng, phường kèn trống lại nổi lên một điệu kèn

trống thờ nghe buồn và kéo dài tiếng ngân áo-não.

Cùng với tiếng kèn trống, tiếng khóc của người nhà cũng vang lên, rền-

rỉ đau-thương.

Kèn không thể thổi suốt đám tang, cũng như con cháu không thể khóc

suốt ngày, chỉ lúc nào có khách viếng kèn mới lại nổi lên, và con cháu mới
luân-phiên nhau khóc theo nhịp kèn thờ. Tuy vậy, có người gào khóc nhiều
đã khan tiếng, và đôi mắt đỏ mọng sưng húp.

Đám thợ kèn thợ trống ngồi ở một góc nhà, trông ngay ra trước linh-

sàng. Có khách tới viếng họ thấy ngay. Trống rung lên, và tiếng kèn cũng
bắt đầu.

Nghe tiếng trống rung kèn thổi, con cháu dù đang ăn uống hoặc tiếp

một bọn khách khác cũng phải cắt người ra để khóc theo tiếng kèn, và cử
người đứng đáp lễ.

Tục lệ như vậy, có người viếng phải có tiếng khóc. Bởi thế nên nhiều

đám tang, thiếu con cháu phải thuê người khóc mướn. Người khóc mướn chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.