và phải thắt ở ngoài cùng một chiếc giây lưng bằng giây chuối. Chít trên đầu
là một chiếc khăn sô, quấn quanh đầu có một vòng và thắt múi dài ở đằng
sau, thõng xuống lưng.
Người con trai người chết phải đội một chiếc khăn quấn bằng giây
chuối và chống một chiếc gậy tre hoặc gậy vông tùy theo cha hay mẹ chết,
trong lúc tế-lễ cũng như trong khi đưa người chết tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Người đại tang đi giày cũng phải dùng màu trắng.
Những quần áo đại tang, tang chủ phải giữ trong ba năm. Sau đám tang,
tang phục nầy được để ngay dưới bàn thờ người chết và chỉ đốt đi khi đoạn
tang sau lễ trừ phục.
Cháu gọi người chết bằng ông bà, con rể để tang bố mẹ vợ, cháu để
tang chú bác, bố mẹ để tang con hoặc dâu, anh chị em ruột để tang nhau gọi
là tang « cơ niên ». Người để tang phải chịu tang một năm. Tang-phục gồm
khăn trắng và quần áo trắng may theo kiểu thường, bằng một thứ vải nhỏ
mặt đỡ thô hơn loại vải đại tang. Ngày nay người ta thường dùng loại vải
thường.
Sau tang cơ niên là tang « đại công », mang trong chín tháng. Chắt để
chở các cụ, anh chị em rể để chở nhau, cháu để chở cô chú họ, anh em con
chú con bác để chở nhau mang tang đại công. Trang phục giống như tang cơ
niên, duy có chắt để tang cụ thì chít khăn vàng.
Kế đó là tang « tiểu công » mang trong năm tháng. Cháu để chở cậu và
dì, anh em cô cậu hoặc cháu chú cháu bác để chở lẫn nhau, chú và cô để chở
cháu mang tang tiểu công. Tang phục cũng giống như tang cơ niên.
Sau cùng là tang « ty ma » mang trong ba tháng. Người ta còn gọi tang
này là tang mọn. Chút để chở các kỵ, cậu và dì để chở cháu, anh em cháu cô
cháu cậu để chở lẫn nhau, bố mẹ để chở chàng rể, con để chở mẹ ghẻ hoặc
nhủ mẫu mang tang ty ma. Tang phục màu trắng bằng vải thường, nhưng
chút để chở kỵ thì chít khăn đỏ.
Ngoài năm loại tang trên, học-trò cũng để tang thày và hàng xóm cũng
để tang nhau trong ba ngày, đúng như câu ca dao :